Hiển thị các bài đăng có nhãn Phút Nhìn Lại Mình.... Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phút Nhìn Lại Mình.... Hiển thị tất cả bài đăng

10: Phút Nhìn Lại Mình

Yêu là cảm giác được trở về với chính mình khi ở bên người mình yêu

Tuyệt thật! Đó là một cách rất hay để xây dựng và duy trì những mối quan hệ. Với cháu, một điểm mấu chốt khác nữa là trước hết, mình nên tự xây dựng một mối quan hệ tốt với chính mình.
- Không sai! Có dạo chú không hề biết đến điều này. Và chú đã gặp phải khá nhiều rắc rối. Chú thấy hình như chẳng ai thèm quan tâm đến mình cả. Chính chú còn lơ là với bản thân mình nữa là… Cũng không ai biết là chú đang mang trong mình cái cảm giác tồi tệ đó, vì chú cố hết sức để che giấu nó.
Rồi trong tình trạng đó, chú đã nghĩ đến một điều mà trước đây chú chưa từng nghĩ đến – một tư tưởng sai lầm mà chú không bao giờ muốn lặp lại lần nữa.
Chàng trai tò mò:
- Gì mà nghiêm trọng vậy chú?
- À, tự nhiên lúc đó, chú tin rằng mình là kẻ không xứng đáng được yêu thương. Và vì thế, để tránh bị tổn thương, chú sẽ không yêu thương ai cả, hay nói đúng hơn là chú nghĩ mình không thể yêu.
Rồi chú cứ nằm ở nhà, chẳng muốn làm gì cả. Chú tự nhủ rằng mình đang trong giai đoạn mệt mỏi, căng thẳng rồi sẽ qua thôi. Nhưng bây giờ nhìn lại thì thấy chính là do chú đang chán nản. Mà khi chú thấy chán thì đó là một vấn đề lớn, vì chú vốn sống khá lạc quan.
- Điều gì khiến chú rơi vào tình trạng như vậy?
- Có lẽ cháu sẽ ngạc nhiên. Nhưng không có lý do cụ thể nào cả. Công việc của chú vẫn tiến triển tốt. Gia đình cũng vậy, vẫn êm ấm. Sức khỏe chú thì vẫn ổn. Không một rắc rối nào – hay là do chú không nhận ra, chú cũng không rõ. Rồi trải qua một thời gian dài, chú cứ ở mãi trong tình trạng như thế – nằm dài và nghĩ ngợi lung tung. Đúng hơn là chú đang trốn tránh.
- Có gì mà phải trốn tránh ạ? Chú trốn tránh cái gì thế?
Người bác sĩ không trả lời ngay. Mắt ông hơi sáng lên.
- Trốn chính chú. Rõ ràng lúc đó, điều chú cần đến không phải là sự yêu thương của một ai mà là chú cần phải biết yêu thương mình hơn. Vì nếu không, cho dù người khác có dành cho chú bao nhiêu tình cảm đi nữa thì cũng không đủ. Thậm chí chú còn chẳng tạo cho người khác cơ hội làm điều đó.
Rồi tình cờ, chú đọc được một miếng giấy ghi những dòng chữ có nội dung lạ lùng như thế này: “Hôm nay bạn đã tự ôm mình cái nào chưa?”. Hỏi là “Bạn đã ôm hôn con gái mình cái nào chưa?” thì còn hợp lý. Chứ “tự ôm mình” thì quả là chú mới nghe lần đầu. 
Chàng trai xuýt xoa:
- Giá cháu có một miếng để dán lên kính xe nhỉ? Mà không, phải hai cái.
- Điều thú vị là khi cháu “tự ôm mình một cái“ thì cháu sẽ muốn ôm người khác, con cái chẳng hạn. Nghĩa là để người khác có thể đặt tình yêu vào cháu thì trước hết, cháu phải tự yêu lấy mình cái đã.
- Vậy chú đã học cách yêu thương bản thân như thế nào?
- Chú đã rất cố gắng, nhưng mà mãi vẫn chưa học được cách yêu thương chính mình. Cho nên, chú đã quyết định nên học cách yêu thích mình trước đã. Phải bắt đầu từ những bước nhỏ nhất mới mong thành công.
- Cháu đoán là trước hết, chú sẽ thôi không nằm dài trên giường nữa.
- Đúng, chú ra khỏi giường. Chú còn nhớ cái cảnh mình nằm trên giường suốt cả ngày, mệt mỏi và suy sụp, thầm tự rủa sao bây giờ mình lại có nhiều thời gian thế, còn rảnh rang hơn lắm kẻ ăn chơi thứ thiệt khác.
Rồi chú tự hỏi mình: “Ngoài cách này ra, mình còn cách nào khá hơn không?”.
- Có phải đó là lần đầu tiên chú sử dụng cách đặt câu hỏi như vầy không?
- Ừ. Khi điều tồi tệ nhất xảy ra thì phải cố tìm lối nào đó thoát ra chứ. Lúc đó, ngay cả cái tôi cứng đầu của chú cũng thấy được là chú đang đi sai đường.
Cứ thế, chú lặp đi lặp lại câu hỏi đó không biết bao nhiêu lần. Chú không muốn mình đi lạc hướng quá xa.
- Rồi chú đã làm gì tiếp theo?
- Có một câu ngạn ngữ Trung Hoa đã nói thế này, rằng ta không thể trộn lẫn hai tách trà, một tách mới và nóng hổi, còn tách kia thiu và nguội ngắt, vào nhau được. Cho nên, chỉ khi nào chúng ta thôi không làm những điều không hiệu quả hay vô nghĩa nữa thì lúc đó, sự việc mới có cơ may khá hơn.
Chính vì thế, việc đầu tiên chú làm là dừng lại, không thực hiện những việc vô nghĩa nữa. Chú phải bước ra khỏi cái giường với chăn nệm ấm áp đó. Tiếp theo, chú có ý định “thư giãn” trong vài phút. Nhưng rồi chú cho rằng đấy cũng không phải là cách lựa chọn tốt nhất.
- Cháu tin là chú đã tìm ra được một cách tốt hơn.
- Đúng vậy. Chú đã tìm ra cách. Có còn nhớ những gì mà chúng ta đã nói với nhau trong buổi nói chuyện đầu tiên không? Đó chính là cách của chú đấy: dành một phút để chăm sóc và quan tâm đến bản thân. Dù chú biết với cách đó thì chú sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn. Rồi dần dần, chú áp dụng phương pháp một phút nhiều hơn, dĩ nhiên cũng hiệu quả hơn: chú đã thực sự thay đổi.
Đặt việc quan tâm bản thân ngang hàng với những việc quan trọng khác đã giúp mọi thứ xung quanh chú trở nên tốt hơn, trong đó có mối quan hệ giữa chú và cô.
Chàng trai im lặng không nói gì. Dù sao thì trong anh vẫn còn có điều gì đó chưa được giải tỏa.
Vị bác sĩ hình như hiểu được những suy nghĩ của anh. Ông lại tiếp tục giải thích:
- Bây giờ, hãy nghĩ đến cảm giác của cháu sẽ như thế nào khi một người mà cháu yêu thương ôm choàng vai cháu?
- Dĩ nhiên là cháu thấy rất dễ chịu ạ.
- Điều đó là đương nhiên. Và sẽ tốt hơn nếu chúng ta được những người thương yêu bày tỏ sự quan tâm thường xuyên. Còn bây giờ, hãy tưởng tượng xem nếu người cháu yêu thương từ chối không chịu ôm vai cháu?
Điều ông yêu cầu làm anh bất ngờ. Nhưng anh cũng có thể hình dung ra được cảm giác của mình sẽ như thế nào nếu bị từ chối.
- Cháu cảm thấy mình như bị hụt hẫng và rất buồn... cũng có khi cháu sẽ trở nên tức giận.
Im lặng một lúc rồi anh nói khẽ:
- Chuyện đó đôi lúc cũng có xảy ra trong
gia đình.
- Vậy cuối cùng cháu thấy ai là người mà cháu cần phải yêu thương và xoa dịu nhiều nhất?
Lại phải im lặng một lúc lâu, chàng trai mới nhẹ nhàng trả lời:
- Chính cháu ạ!
- Cháu thấy chưa? Và đó chính là lý do tại sao ta luôn cảm thấy tốt hơn khi chúng ta chịu dừng lại và lắng nghe cái tôi hoàn thiện bên trong mình. Chỉ có cái tôi đó mới thật sự biết là chúng ta đang cần gì.
Lắng nghe cái tôi hoàn thiện bên trong lên tiếng – chính là chúng ta đang tự ôm mình một cách nồng nhiệt và tình cảm nhất.
Ông lại tiếp tục hỏi anh:
- Khi không dành đủ tình yêu cho bản thân mình – giống như chưa tự cho mình những cái ôm, thì liệu có ai khác mang lại cho cháu cảm giác được yêu thương và ấm lòng vừa đủ không?
Đến đây thì chàng trai bắt đầu hiểu ông bác sĩ đang muốn nói điều gì. Anh hỏi:
- Có phải là… ý chú muốn nói, những điều mà mình không cần tới thì cho dù có được nhận bao nhiêu đi nữa cũng không bao giờ là đủ với mình, phải không ạ?
- Khi cháu không dành cho bản thân mình đủ tình yêu thương thì những người khác cũng không có cách nào có thể thỏa mãn được những nhu cầu cơ bản bên trong cháu. Trong khi cháu đòi hỏi người này người kia giúp cháu thì thật ra, họ không thể. Chỉ có cháu mới có khả năng lấp đầy nỗi khát khao của mình. Còn nếu người khác giúp thì… không bao giờ là đủ cả.
- Với những điều chú vừa nói, cháu có thể tự kết luận: hóa ra, trong những mối quan hệ không suôn sẻ với người khác, chính cháu mới là nguyên nhân của mọi vấn đề.
Ông bác sĩ khen ngợi:
- Cháu nắm vấn đề nhanh đấy. Vậy cháu có tự hỏi là tại sao kết quả lại chẳng mấy tốt đẹp không?
- Vì cháu sẽ không thể nào có được một mối quan hệ tốt với người khác, khi mà chính cháu không lắng nghe được tiếng nói bên trong bản thân mình.
- Cũng đúng. Nhưng có cách nói nào khác gần gũi hơn một chút không?
Chàng trai mỉm cười:
- Chắc là có. Nghĩa là, mối quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất với chúng ta chính là mối quan hệ của chính ta với bản thân mình.
- Tuyệt! Vậy trong mối quan hệ giữa cháu với nhiều người – hai người chẳng hạn – thì điều này sẽ có ý nghĩa thế nào đây?
- Cháu cho là không thể nào có được một mối quan hệ tốt với người khác cho đến khi cháu hòa hợp được với bản thân mình; đồng thời, những người khác cũng vậy, họ phải hòa hợp với bản thân họ trước đã.
- Đúng vậy. Bây giờ, nếu cháu phải tóm tắt bài học này thì cháu sẽ tóm tắt ra sao?
Chàng trai ngẫm nghĩ một lúc lâu rồi nói:
- Cháu sẽ nói là…
Để có một mối quan hệ tốt đẹp với người khác trước hết bạn phải hòa hợp với chính bạn.
Nguồn: Phút nhìn lại mình  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

Và người khác cũng phải hòa hợp với bản thân họ

Bây giờ thì chú tin cháu đã hiểu vấn đề rồi. Nhưng, liệu cháu có cố gắng thực hiện điều đó không? Cháu có chịu cam kết với chính mình không? Chú nhớ hồi đó, chính vợ chú đã yêu cầu chú phải cam kết là cố gắng hòa hợp với bản thân, tất cả là vì hạnh phúc gia đình. Lúc đó, chú không thể chắc chắn là mình làm được, vì rõ ràng là giữa cô chú đang có những rạn nứt.
Vợ chú không chỉ đơn thuần yêu cầu chú cam kết giữ vững tình yêu mà mong muốn của cô ấy còn lớn hơn thế.
- Cái gì mà có thể lớn hơn việc chung thủy với tình yêu cơ chứ?
- Cô ấy yêu cầu chú phải hứa là sẽ không lảng tránh sự việc – không bỏ đi hay yêu cầu cô ấy để cho chú yên, vì bất cứ lý do nào – dù chú có giận dữ hay lo sợ đến mức nào đi nữa. Nói cho đúng thì cô ấy muốn chú cam kết sẽ không chạy trốn bản thân nữa. Nếu chú đồng ý như vậy thì chính cô ấy cũng sẽ tự cam kết là không né tránh bản thân cô ấy nữa. Hay nếu cô ấy có tự dối mình, dù chỉ trong suy nghĩ, thì cô ấy cũng sẽ cố gắng nhanh chóng trở lại với thực tại.
Chàng trai dường như đã hiểu ra vấn đề:
- Vậy điều mà cô chú thật sự cam kết với nhau, chính là yêu cầu mỗi người phải biết quan tâm đến bản thân mình. Và cách tốt nhất để thực hiện điều đó là phải đối diện với cái tôi của mình.
Ông gật đầu thừa nhận và buông một câu khôi hài:
- Chắc tối nay, cháu sẽ làm đứa em gái tinh nghịch của cháu vui đây. À, chú cũng muốn cháu biết là, chú thật sự rất vui khi nói chuyện với cháu. Nhờ thế mà chú có thể nhìn lại được rất nhiều điều. Chú thấy mình rõ ràng đã khác hẳn so với dạo trước, lúc chú mãi sống trong bấp bênh. Cũng không thể tin được là trước đây mình lại có thể sống mà không biết tự quan tâm đến mình.
Nói xong, ông ngả lưng xuống ghế một cách thoải mái. Ông đang vui. Chàng trai cũng cảm thấy vui lây với ông. Cuộc sống của anh những ngày sắp tới đây cũng sẽ nhẹ nhàng như vậy, anh tin thế.
Thật ra thì mọi việc vẫn đang rất tốt đấy thôi. Điều duy nhất bây giờ anh cần làm là bỏ qua một bên sự nghi ngờ về hiệu quả của phương pháp một phút nhìn lại mình. Tại sao lại phải nghi ngờ khi sau bao lần áp dụng, nó đều mang đến cho anh sự hài lòng và thanh thản? Công việc và cuộc sống gia đình anh đã thật sự tốt hơn rất nhiều. Anh chẳng còn đòi hỏi gì hơn.
Anh đứng lên chào tạm biệt ông bác sĩ.
Ông nói:
- Khi nào rảnh cháu nhớ ghé chơi nhé! Dắt theo đứa em gái nữa. Và nhớ kể chú nghe những chuyện vui trong gia đình, khi mà mọi người đều biết tự quan tâm đến mình và cùng giúp nhau quan tâm đến bản thân. Biết đâu, cháu và mọi người sẽ khám phá ra một điều gì mới đấy? Cũng có thể cháu sẽ lại phải tìm đến chú lần nữa không chừng…
Nói xong, ông bước ra sân và để chàng trai ngồi lại một mình trong phòng. Chàng trai suy nghĩ một lúc rồi lấy viết ra ghi vội những điều mình vừa học được: Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là hãy cho đi.
Nguồn: Phút nhìn lại mình  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

11: Phút Nhìn Lại Mình

Một phút chia sẻ với tất cả mọi người

Mối quan hệ của bạn với người khác sẽ trở nên tốt hơn khi bạn luôn nhớ những điều này:  Chỉ khi bạn biết quan tâm và yêu thương bản thân thì mọi người mới có thể nhận thấy “cái tôi hoàn thiện” bên trong bạn.
– Bạn chỉ có thể quan tâm đến người khác khi đã biết cách thật sự đến bản thân mình.
– Sống để yêu thương người khác bao giờ cũng có ý nghĩa hơn là sống để được người khác yêu thương.
– Chúng ta không thể nào tránh được những mâu thuẫn với người khác, nhưng chúng ta có thể hạn chế  nó bằng cách mỗi người hãy tự biết quan tâm bản thân mình hơn. 
– Hãy tự hứa với bản thân là không bao giờ trốn chạy chính mình. Chỉ có như thế,
chúng ta mới thật sự quan tâm đến mình và người khác.
– Hãy tự hỏi mình và hỏi người khác: “Hôm nay, bạn đã tự ôm mình lần nào chưa?”
– Mối quan hệ giữa chúng ta chỉ có thể trở nên tốt đẹp khi bạn thật sự hòa hợp với chính bạn và tôi cũng đã thật sự hòa hợp với bản thân tôi
Nguồn: Phút nhìn lại mình  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn

Đúng như lời vị bác sĩ tiên đoán, sau một thời gian trải nghiệm, chàng trai cảm thấy cần phải quay lại nói chuyện với ông về một vài điều mà chàng mới nhận ra, nhưng vẫn chưa thể hiểu hết ý nghĩa của nó, những điều mà theo ông, rất quan trọng.
Bước vào nhà ông lần này, anh chú ý ngay đến  một quả địa cầu đặt ngay trên bàn làm việc của ông. Rồi anh nhớ lại cuộc nói chuyện lần đầu của hai người. Ông đã nói rằng những người khác – rất nhiều người – ai cũng sẽ được hạnh phúc khi tất cả cùng biết tự chăm sóc và yêu thương bản thân. Những người trong gia đình, bạn bè, thậm chí những người không quen biết nhau hay những người sống cách xa cả nửa vòng trái đất, cũng có thể giúp nhau trở nên vui vẻ và hạnh phúc.
Anh gợi lại chuyện cũ với ông:
- Cháu đã bắt đầu nhận ra ý nghĩa lớn nhất của việc biết tự quan tâm và yêu thương bản thân. Có phải đó là một thế giới yên ổn và hòa bình không?
- Nhờ đâu mà cháu nhận ra điều đó vậy?
- Từ chính cháu thôi. Khi cháu sống thật với bản thân mình thì cháu không còn cảm thấy nóng giận hay trách móc ai cả. Cháu hoàn toàn giữ được sự thanh thản. Cháu còn nhận ra một điều, thanh thản không chỉ có nghĩa là không nóng nảy hay không buồn chán, nó còn có nghĩa là mình đang được sống trong yêu thương.
Mọi người trong gia đình cháu đã nói cho cháu biết suy nghĩ của họ về cháu. Họ nói cháu đã điềm tĩnh hơn rất nhiều, và dễ gần gũi nữa. Rồi họ chủ động đề nghị cháu hãy nhắc nhở họ áp dụng thường xuyên hơn phương pháp một phút nhìn lại mình. Chú thấy đấy, nhờ vậy mà gia đình cháu ngày càng gắn bó và hạnh phúc. Ai cũng hài lòng với mình và với những người khác, hiểu nhau thêm và sống hạnh phúc hơn ngày xưa rất nhiều.
Ông nhận xét:
- Rõ ràng chú thấy cháu khác trước nhiều rồi đấy. Và chú nghĩ chắc cháu cũng có thể đã biết đến điều này: Khi mỗi người biết sống với tình thương yêu bản thân.thì sẽ cảm thấy mình đã được quan tâm đúng mức và hài lòng với mình.
Nguồn: Phút nhìn lại mình  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

Và họ sẽ sẵn lòng chia sẻ yêu thương những người khác
Trước khi nghe ý kiến của chàng trai, ông nói: Cháu đừng cho điều đó là quá lý tưởng. Nó hoàn toàn nằm trong tầm tay của chúng ta, cũng giống như cháu và những người trong gia đình mình đã thực hiện được vậy.
Nhưng chàng trai vẫn tỏ vẻ không đồng ý:
- Với một người nghèo khổ hay ai đó phải chịu cảnh bất công thì làm sao họ có thể dễ dàng tìm được sự thanh thản chứ? Và chỉ với một phút?
- Thật ra thì chú chưa bao giờ ở trong những hoàn cảnh như vậy nên chú không thể nói là mình hiểu hết được. Chỉ có điều, chú luôn tin rằng nếu người đó thật sự cho mình một khoảng thời gian dừng lại và lắng nghe tiếng nói – tiếng nói của cái tôi hoàn thiện bên trong mình thì anh ta cũng sẽ tìm ra được câu trả lời.
Biết rõ là lúc này, chàng trai cũng đang nhận ra một điều gì đó nên ông tiếp tục hỏi anh:
- Vậy theo cháu, lý do quan trọng nhất của việc tự quan tâm và yêu thương bản thân là gì? Khi nào thì chúng ta cần nó nhất? Lúc vui hay lúc buồn? Lúc giàu có hay lúc cơ cực?
- Khi mọi thứ trở nên tồi tệ ạ! Lúc đó không ai có thể giúp chúng ta được, ngoại trừ chính chúng ta. Vì thế, điều tốt nhất mà ta có thể làm cho mình ngay lúc đó là hãy đối xử thật nhẹ nhàng với bản thân và làm điều gì mà mình biết là tốt nhất cho mình.
- Không sai! Thêm một câu hỏi nữa. Điều gì thường dễ mang lại cho cháu sự hạnh phúc? Một thành công lớn hay chỉ là một việc làm nhỏ mà có ý nghĩa?
- Cháu vốn đã từng rất ngạc nhiên về điều này, nhưng rõ ràng là khi làm được những việc nho nhỏ cho mình, cháu vẫn thấy hạnh phúc, như lúc cháu có thể thay đổi thái độ của mình chẳng hạn.
- Vậy đấy. Phải biết là chúng ta hầu như không thể làm gì để thay đổi được những gì thuộc về thế giới bên ngoài, nhất là khi sự việc trở nên tệ đi. Nhưng mỗi người trong chúng ta lại hoàn toàn có khả năng thay đổi những gì thuộc về bên trong mình.
Vậy thì tại sao mỗi người không tự tìm cách quan tâm đến mình, chỉ bằng những việc nhỏ thôi? Cho dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì ta cũng có thể làm được. Làm được như thế rồi, chắc hẳn ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Và với tâm trạng thoải mái, ta bớt gay gắt và cư xử với người khác tốt hơn. Như thế thì, rõ ràng, từng người một, sẽ tác động tích cực đến sự bình yên của thế giới này – dù vẫn còn nhiều người đang hàng ngày phải đối mặt với nghịch cảnh. Tuy nhiên, nếu cố gắng, chúng ta vẫn có thể tìm được cách yêu thương chính mình.
Im lặng, chàng trai suy nghĩ về những điều ông nói. Một hồi sau anh mới đưa ra nhận xét của mình:
- Chú đang cố nói với cháu rằng, việc chúng ta cần làm không phải là đứng ra giải quyết hết mọi vấn đề của thế giới, điều đó là không tưởng. Mà chúng ta sẽ, từng người, cố gắng biết tự quan tâm và yêu thương mình hơn một chút – dù bằng cách nào đi nữa. Như thế là chúng ta đang góp phần giúp cho thế giới này trở thành một nơi đáng sống hơn? – Anh khẽ chớp mắt – Càng ngày, thế giới này sẽ càng ít đi những người sống trong thù hằn và giận dữ.
- Và dù không phải là tất cả, nhưng chúng ta đều sẽ được nhận được nhiều lợi ích từ điều này. Con người, một khi đã dành đủ tình yêu cho chính mình sẽ có khuynh hướng muốn giúp đỡ và hợp tác với người khác.
Hợp tác còn có nghĩa là chú sẽ hợp tác với chính mình. Còn cháu, cháu phải biết cách hòa hợp với bản thân cháu. Đó là nền tảng cơ bản cho sự hợp tác hiệu quả: Chúng ta luôn được là chính mình nhưng vẫn có trách nhiệm với người khác. Sự hợp tác như vậy mới thật sự làm nên sức mạnh.
Khi đã biết nhận lấy trách nhiệm tự quan tâm đến mình – trong mối quan hệ với người khác – thì ta sẽ không còn phải phụ thuộc vào ai cả, nói rõ hơn là không phụ thuộc vào nhóm người nào đó.
Cũng cần phải quan tâm đến sự cân bằng giữa việc giúp đỡ đơn thuần với việc giúp đỡ người khác được sống thật với chính họ. Hai việc đó hoàn toàn khác biệt đấy. Vì chúng liên quan đến khái niệm tự do. Nhiều lúc ta giúp đỡ họ, nhưng thật ra cũng có thể là ta đang xâm phạm đến sự tự do lựa chọn của họ.
Quả thật những điều mà ông nói là hoàn toàn mới mẻ với chàng trai. Anh như vừa được biết đến  một bài học lớn nhất của cuộc đời.
- Cháu đã từng nghĩ “trách nhiệm” chỉ là những gì mà mình không muốn làm nhưng mình buộc phải làm, vì nghĩa vụ. Nhưng chú đã làm cháu thay đổi nhận thức về điều này. Trách nhiệm, theo như chú, chính là khả năng và cũng chính là điều mà cháu luôn lắng nghe từ chính mình rồi tự trả lời. Cháu thật sự thích thú với ý tưởng mới mẻ này. Và hình như đó là một điều hoàn toàn hiển nhiên.
Vài tháng trôi qua, một hôm, chàng trai ngồi một mình và nhớ lại tất cả những điều anh đã học được từ trước đến giờ.
Thật là lý tưởng và tuyệt vời nếu như thế giới này ngày càng trở nên tốt đẹp và mọi người sống chan hòa với nhau. Còn bản thân anh, cũng đã làm được một việc ý nghĩa, khi thế giới nội tâm của anh bây giờ đã khác xưa nhiều. Nhưng cũng không phải dễ dàng gì để tự thay đổi chính mình.
Anh đã hiểu thế nào là sự thành công xuất phát từ bên trong một con người, và cũng biết bằng cách nào để có đuợc sự thành công đó. Chỉ đơn giản bỏ ra một phút dừng lại, xem xét và lắng nghe cái tôi hoàn thiện bên trong. Anh đã làm việc đó mỗi ngày, và cho đến lúc này, anh vẫn chưa bao giờ ngưng áp dụng bài học một phút đó – một bài học có ý nghĩa nhất với anh, với cuộc sống của anh: phải biết yêu thương chính mình. Rồi chính sức mạnh của tình yêu bản thân sẽ dẫn anh đến gần với thành công – những thành công bên ngoài cuộc sống.
Dĩ nhiên, lúc đầu anh đã rất băn khoăn và đã từng cho rằng yêu thương bản thân đồng nghĩa với sự tự tôn và ích kỷ. Nhưng thực tế đã chứng minh là anh sai. Đó hoàn toàn không phải là sự ích kỷ.
Còn gì nữa? Anh đã được biết đến sự thanh thản mà mình có được khi sống thật với cái tôi của mình. Quan trọng hơn, đó là bài học về sự cân bằng giữa những cái tôi: cái tôi của mình, cái tôi của người khác và của mọi người. Thế giới bên trong anh đã thật sự trở nên phong phú hơn rất nhiều bằng những bài học từ cuộc sống, từ chính mình và từ những lần biết giúp đỡ và chia sẻ với người khác.
Cuộc sống bây giờ đối với anh trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn bất cứ lúc nào khác. Không phải chỉ vì anh đã học được cách trở thành một người biết chăm sóc, như vị bác sĩ, mà ý nghĩa hơn thế, anh thật sự đã trở thành một người cho đi tình yêu và sự quan tâm.
Càng quan tâm đến bản thân thì anh càng quan tâm đến người khác nhiều hơn. Và anh  thực hiện những điều đó thật dễ dàng mà không hề phải đắn đo suy tính. Đã có lúc anh nghĩ rằng cho bao giờ cũng tốt hơn nhận. Vì thế, anh rất ngại nhận sự giúp đỡ từ người khác. Cho đi làm anh thấy thoải mái hơn, còn nhận điều gì đó từ người khác, anh lại cảm thấy hơi ngượng ngùng. Có lẽ vì anh cảm thấy như mình đang làm phiền hay phải mang ơn người khác. Nhưng, lại một lần nữa thực tế đã chứng minh cho anh thấy, phải có sự cân bằng giữa nhận và cho. Bởi vì không có người chịu nhận thì cũng không thể có người cho đi.
Cho và nhận – không chỉ là từ người khác. Bản thân mỗi người cũng có thể cho chính mình một điều gì đó và có thể nhận từ chính mình, nếu mình thích. Không có gì dễ chịu hơn khi làm được như vậy.
Anh cũng đã hiểu về một điều mà người ta đã nói đến trước đây hàng thế kỷ, đó chính là khả năng tự nhận thức của con người. Câu trả lời luôn có sẵn bên trong bạn. Chỉ cần bạn thành thật với chính mình, chịu trầm tĩnh và lắng nghe.
Mỗi lần, khi muốn đi tìm niềm vui mới cho cuộc sống, anh thường im lặng và lắng nghe cái tôi hoàn thiện của mình – giống như ông bác sĩ đã gọi. Nhưng dần dần, anh không còn gọi nó là cái tôi hoàn thiện nữa, thay vào đó, anh thích gọi cái phần trí óc sáng suốt nằm sâu bên trong con người mình là trực giác khôn ngoan hơn. Và cứ mỗi lần anh chú ý lắng nghe phần trực giác khôn ngoan đó, anh luôn tìm thấy câu trả lời cho những vấn đề của mình. Và dĩ nhiên, đó cũng là những câu trả lời hết sức thông minh.
Đã lâu lắm rồi, anh không còn nhắc tới sự cố chấp của mình. Vì anh biết, chỉ có cách từ bỏ nó thì anh mới được là chính mình. Có thể cho đó là một sự đánh đổi hoàn toàn xứng đáng.
Sức mạnh thật sự đến với anh khi anh không cố gắng hành động để chứng tỏ, để cố chấp và bướng bỉnh bảo vệ cái tôi của mình. Người ta thường gọi sức mạnh tồn tại bên trong mỗi người là người thầy thông thái – người thầy ở bên trong anh, luôn khôn ngoan, sáng suốt hơn anh, và vĩ đại hơn anh rất nhiều. Và dù thế nào đi nữa thì anh vẫn biết là mình luôn có thể tin vào sức mạnh đó.
Và rồi, với  những lần bỏ ra một phút nhìn lại mình, dành riêng cho mình, anh đã tiếp xúc và khám phá được rất nhiều điều về cái tôi rộng lớn và phức tạp của mình. Nhưng anh biết mình vẫn còn phải khám phá và học hỏi nhiều hơn về nó, để có thể tăng thêm sức mạnh cho bản thân.
Mọi việc anh làm được, cho đến bây giờ, chỉ có thể gọi đó là một sự khởi đầu…
Đến đây, dòng tư tưởng của anh đột nhiên bị cắt đứt bởi tiếng còi xe bên ngoài nhà. Vợ con anh vừa mới về tới. Anh luôn hạnh phúc khi nhìn thấy họ. Họ là món quà lớn nhất mà cuộc sống đã ban tặng cho anh. Và anh luôn cố gắng đem đến cho họ những gì tốt nhất mà bản thân anh có thể. Tất cả là vì hạnh phúc chung của mọi người.
Khi bước ra cửa đón họ, anh chợt nhớ đến những người đã giúp anh thay đổi cuộc đời mình bằng những bài học chia sẻ: người nữ giảng viên, người họa sĩ và dĩ nhiên, không thể quên được, hai vợ chồng ông bác sĩ.
Sự giúp đỡ của họ đã giúp anh hiểu rõ thêm về Cho và Nhận. Anh sẽ cũng như họ, không ngần ngại chia sẻ với người khác những bài học quý giá mà anh đã học được, từ họ, từ bản thân và từ cuộc sống.
Thực tế anh chỉ học thêm được vài điều mới sau những bài học lớn đó. Đúng hơn những điều đó là sự khẳng định lại những chân lý hiển nhiên của cuộc sống mà anh, cũng như những người khác, đã biết đến.
Bài học mới của anh, đó là bài học về cách áp dụng một phút vào cuộc sống bận rộn, hối hả của mình.
Anh sẽ bắt đầu dừng lại, xem xét và lắng nghe.
Anh thường chỉ dừng lại một phút để bắt đầu xem xét, đánh giá những hành động và suy nghĩ ở hiện tại của mình.
Việc tiếp theo, anh sẽ hỏi: “Cách nào tốt nhất cho mình đây?”
Sau câu hỏi là một khoảng thời gian tĩnh lặng. Anh đang lắng nghe câu trả lời đến từ bên trong mình – từ cái tôi hoàn thiện.
Một khi anh đã tìm được câu trả lời, một câu trả lời chắc chắn là tốt nhất cho anh, thì anh sẽ cho phép bản thân mình làm theo điều đó. Và không bao giờ anh phải hối hận.
Chàng trai – để bày tỏ lòng biết ơn tới những người đã chia sẻ cùng anh bài học từ cuộc sống, giúp anh hạnh phúc và thanh thản hơn – đã quyết định chia sẻ tiếp cho những người khác về bài học này. Và anh cũng nhận ra một điều: Đừng băng qua cuộc sống quá nhanh
Hãy thường xuyên dùng một phút để  nhìn lại mình và điều chỉnh. Biết thay đổi khi cần chấp nhận mạo hiểm và đừng bao giờ từ bỏ niềm tin và ước mơ.
Cuộc sống là quá trình cho và nhận. Khi bạn cố giữ lại  bạn chẳng còn bao nhiêu. Bạn cho đi. Bạn sẽ được nhận lại rất nhiều từ con người cuộc sốngvà từ chính bạn.
Nguồn: Phút nhìn lại mình  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

09: Phút Nhìn Lại Mình

Muốn được sống trong yêu thương, bạn hãy học cách yêu thương người khác

Cô đã từng nghĩ được yêu chính là điều đáng trân trọng và quý giá  nhất trên đời này. Nhưng, thực tế đã chứng minh cho cô thấy điều ngược lại. Cháu cũng nghĩ được yêu là hạnh phúc nhất trên đời này. Nhưng cô vừa nói là không phải?
Bà quay lại nhìn anh và nói:
- Đã có bao giờ cháu thấy tình yêu người khác dành cho mình là đủ không?
Chàng trai im lặng. Bà biết đây là một câu hỏi khá tế nhị và khó trả lời nên cũng không hỏi thêm nữa. Thay vào đó, bà lại tiếp tục chuyện của mình:
- Khao khát được yêu của cô rất mãnh liệt, ai cũng thế thôi. Nhưng chính điều đó đôi khi lại không hay lắm – nói đúng hơn là không tốt cho chúng ta.
- Sao lại thế cô?
- Cháu có nhận thấy là việc muốn được yêu sẽ khiến cho chúng ta trở nên dễ bị phụ thuộc vào người khác không? Và như thế thì hạnh phúc của ta tự nhiên lại nằm trong tay họ. Cháu không thể nào điều khiển được cái gì không thuộc về mình.
Trước khi hiểu rõ điều này, cô đã từng sống mà không quan tâm đến bản thân cũng như cảm giác của mình lắm. Nhất là trong tình yêu, một thứ tình cảm thiêng liêng và có sức mạnh nhất của con người. Cô cho rằng sẽ có người khác, như chồng cô chẳng hạn, sẽ quan tâm, chăm sóc và yêu cô – thay cho cô.
Cháu thấy đấy, cũng như một số người, cô luôn mong người khác sẽ dành cho mình sự yêu thương. Cô còn tự đặt ra một số các tiêu chuẩn để xác định xem tình cảm mà người ta dành cho cô ở mức độ nào – đã có thể gọi là yêu thương đúng nghĩa hay chưa? Rồi cô bắt đầu so sánh tình yêu của người khác dành cho cô dựa trên tiêu chí đó. Một cách vô thức, cô đã cho điểm và xếp loại tình cảm của họ. 
Chàng trai cười tinh nghịch:
- Cháu nghĩ chắc đa số họ không đủ điểm phải không?
- Cháu nói sao? Không đủ ư?
Không nghe chàng trai trả lời, hình như anh đang mãi suy nghĩ về một điều gì khác, bà nói tiếp:
- Thế đấy! Khi cô quá quan tâm đến tình cảm của người khác dành cho mình thì cô lại càng thất vọng và có cảm giác mình không được yêu thương.
Chàng trai như bừng tỉnh. Tại sao trước kia, anh chưa bao giờ nghĩ đến điều này nhỉ? Chậm rãi, anh tiếp lời cô, bằng những ý tưởng mình vừa mới khám phá được:
- Và chính cảm giác không được ai yêu thương đó sẽ khiến chúng ta hành động như một người không biết yêu thương. Chúng ta không muốn đặt tình yêu của mình vào ai cả.
- Đúng vậy! – Người phụ nữ khẳng định – Đã không biết bao lần cô bị tổn thương vì điều này. Rồi cô hoặc lại rút lui khỏi mối quan hệ, hoặc là trở nên khó gần và dễ giận dữ.
Chàng trai lại tiếp lời:
- Và một khi mình đã hành động như một người không biết đến yêu thương thì sẽ cản trở người khác yêu thương mình. Có thể họ cảm thấy khó gần…
Càng suy nghĩ, chàng trai càng thấy rõ được những khía cạnh mới về yêu và được yêu. Có lẽ anh đã bắt đầu có một cái nhìn khác hơn về hai điều này.
- Khi nhận ra sự khác biệt giữa yêu và được yêu thì có lẽ… yêu là cách tốt nhất tránh cho mình bị tổn thương. Đó cũng là một cách yêu thương mình đấy nhỉ?
Nghe anh nói vậy, người vợ bác sĩ mỉm cười. Bà nói tiếp những suy nghĩ của mình:
- Nhận ra được điều đó rồi, cô chẳng còn phải dành nhiều thời gian vào việc cố gắng lấy lòng hay chiếm tình cảm của người khác nữa. Thời gian của cô bây giờ chủ yếu là để yêu thương người khác, quan tâm đến bản thân và chăm sóc gia đình. Sau khi học cách tự tìm niềm vui cho chính mình, cô đã có thể đứng bên cạnh chú để động viên chú, và ngược lại, chú cũng vậy. Cả hai dần dần trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhau.
- Cháu có thể được biết về những việc mà cô đã làm cho chú không – như một người bạn tinh thần ấy?
- Có nhiều việc cô chú có thể làm cho nhau lắm. Cô thì… có những lúc thấy chú khắt khe quá mức với bản thân, cô lại nhắc chú phải biết khoan dung với chính mình.
Với cô, cảm giác thoải mái nhất là khi biết chấp nhận bản thân mình, với tất cả những ưu khuyết điểm, rồi từ đó phát huy mặt mạnh, khắc phục dần điểm yếu. Cô cũng cố bảo chú làm thế. Khi chấp nhận được bản thân thì chúng ta càng dễ khoan dung với chính mình và cả với người khác. Và đau khổ cũng không thể dằn vặt mình lâu.
- Vậy chú đã phản ứng như thế nào với điều đó?
- Thường thì chú cũng bắt đầu nhìn ra vấn đề và thay đổi thái độ. Nhưng cũng có lúc, chú không thể nào vượt qua được. Những lúc đó, chú sẽ nói với cô rằng, tốt hơn hết là chú nên đi kiếm một con ngựa rồi cột nó sau lưng mình kéo đi. Như thế biết đâu chú sẽ trút được gánh nặng và nhẹ nhàng hơn. Sau vài câu bông đùa như thế, cô chú cùng cười, hay ít nhất cũng cảm thấy dễ chịu. Tiếng cười giúp tình trạng căng thẳng ít nhiều trở nên khá hơn, nhất là với chú.
Người phụ nữ tỏ vẻ hứng khởi. Khuôn mặt bà trông rất rạng rỡ. Chàng trai nhìn bà và tự nhủ: “Cô ấy tự nhiên thật! Trò chuyện với cô làm mình cũng thấy thoải mái theo”.
Bỗng một ý nghĩ xuất hiện trong đầu, anh hỏi ngay:
- Có khi nào cô nghĩ những điều cô muốn làm sẽ khiến chú không hài lòng, hay thậm chí không thích?
Chợt anh giật mình nhận ra giọng mình hơi xẵng. Không khỏi bối rối, anh khẽ đưa mắt nhìn bà, nhưng hình như bà chẳng để ý. Dù sao anh cũng mong nhận được câu trả lời.
- Dĩ nhiên là có – Người phụ nữ khẳng định – Không thể nào tránh được. Chồng cô cũng từng nói về điều này rồi. Chú đã nói: “Sự thật là người nào cũng có khuynh hướng thực hiện cho được điều họ muốn làm, vậy tại sao lại cố tình tự dối lòng là mình có thể làm khác đi?”.
Chẳng hạn như nếu một người thôi không hành động theo ý muốn của anh ta mà lại làm theo ý một ai đó, không sớm thì muộn, anh ta sẽ trở nên bực bội, thất vọng, mọi nhiệt tình sẽ tan biến hết. Rồi cuối cùng, anh ta sẽ quay sang thể hiện sự chống đối với người kia, dù anh ta có ý thức được điều đó hay không.
Cô biết điều này nghe có vẻ không hay chút nào, nhưng rõ ràng là nó có thể xảy ra. Khi cháu bỏ qua ý muốn bản thân chỉ vì muốn làm hài lòng người khác, chính điều đó sẽ làm cháu thấy khó chịu, đặc biệt trong những trường hợp cháu không ý thức được là mình đang vì người khác. Dù sao thì biết rõ là vì ai, hay vì lý do gì cũng sẽ khiến cháu dễ chấp nhận hơn.
Vì thế, để tránh những điều không hay có thể xảy đến, tốt nhất là chúng ta nên thành thật với chính bản thân mình. Hãy thử nói cho người khác biết về điều cháu muốn, rồi nếu cần, thuyết phục hay thậm chí tranh cãi với họ để cuối cùng có thể tìm ra giải pháp tốt cho cả hai.
- Vậy là, trước tiên, có thể chúng ta vì tôn trọng những mong muốn của mình mà khiến người khác không hài lòng. Nhưng sau đó, ta lại có thể vui vẻ với họ. Còn hơn là lúc đầu cố gắng làm họ vừa lòng nhưng về sau lại thầm trách móc họ.
- Đúng. Và đừng quên một điều quan trọng. Khi cháu cảm thấy vui vẻ vì người khác, hãy thể hiện niềm vui đó ra ngoài cho họ thấy. Cháu có mất gì đâu, họ thấy cháu có thể làm người khác vui thì họ cũng vui không kém.
Bất cứ khi nào chồng cô làm một điều gì đó để khích lệ hay an ủi cô, cô đều bày tỏ cho chú ấy thấy sự biết ơn của mình – theo nhiều cách khác nhau.
Chàng trai thoáng thắc mắc. Anh không cho rằng việc giải quyết những mâu thuẫn về sở thích hay ý muốn lại đơn giản như vậy. Anh hỏi:
- Nhưng chẳng lẽ không bao giờ có xung đột? Nếu có thì cô sẽ giải quyết ra sao?
- Cháu nói đúng. Mâu thuẫn là không tránh được. Nhưng với việc đặt mình ngang hàng với người khác – vì cả hai đều xứng đáng được quan tâm như nhau – cháu sẽ giảm thiểu được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra bất hòa.
Cô chú cũng có những lúc không thích việc làm hay cách cư xử của nhau. Rồi từ đó cảm thấy bấp bênh trong mối quan hệ. Những lúc như thế, mỗi người phải biết mình cần làm gì. Dừng lại và tự hỏi: “Phải tìm cách nào đó để vượt qua cảm giác này. Như thế tốt cho mình hơn, và cũng tốt cho người kia”. Nhờ vậy cô nhận ra rằng, những gì chú làm mà cô cảm thấy khó chịu thì đôi khi lại khiến cho chú vui và hài lòng, ngược lại phía chú cũng vậy. Như vậy thì có gì đáng trách đâu? Thế là cô chú lại vui vẻ với nhau.
Mỗi người, cô và chú, có những cách thể hiện tình yêu bản thân riêng, giữa cái chung của hai người. Và cô cho rằng đáng quý nhất chính là việc người này luôn sẵn sàng ủng hộ, giúp đỡ người kia thực hiện mong muốn của mình. Và tán thưởng khi người kia thành công. Ai cũng thích người kia sống thật với bản thân mình.
- Cô làm cháu nghĩ đến một bài thơ của Elizabeth Barrett Browning. Cô có biết bài này không?
Không đợi người phụ nữ trả lời, chàng trai ngâm nga:
Em yêu anh
Không phải vì anh là ai
Mà vì em được là chính mình – khi ở bên anh.
Người vợ bác sĩ thích thú vỗ tay:
- Chà, hay tuyệt! Với bài thơ này thì không cần đến lời có cánh nào khác nữa! 
Nguồn: Phút nhìn lại mình  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

Muốn được sống trong yêu thương, hãy biết cách yêu thương người khác (tt)

Đã hai tháng trôi qua kể từ sau cuộc trò chuyện với người vợ vị bác sĩ, chàng trai đã hiểu thêm được rất nhiều điều về cuộc sống. Cũng đã lâu chưa gặp lại vợ chồng bác sĩ nên anh quyết định sắp xếp thời gian đến thă
Vừa thấy anh bước vào cửa, ông bác sĩ đã tươi cười đứng dậy:
- Rất vui gặp lại cháu, anh bạn trẻ! Cô có nói với chú là hôm trước, hai cô cháu đã làm quen và trò chuyện với nhau rồi. Thú vị chứ hả?
- Vâng. Và cháu phải nói cô là một người khá sâu sắc và đặc biệt đấy ạ!
- Cháu nói thế, cô ấy lại “lên mặt” với chú cháu mình bây giờ! – Vị bác sĩ hóm hỉnh – Nhưng dù sao thì cũng phải công nhận là chú cháu mình đã học được nhiều từ cô ấy, phải không nào?
- Vâng. Cô chú thật hạnh phúc!
- Nhưng chắc cô ấy cũng đã kể cho cháu nghe về những lần cô chú giận nhau chứ? – Ông mỉm cười.
- Có ạ! Và cô còn chia sẻ cách giải quyết vấn đề với cháu nữa. Nhờ thế mà cháu biết được mình đã có những thái độ, cử xử không phải với vợ con. Bây giờ thì gia đình cháu đã vui vẻ và hòa thuận với nhau hơn. Nhưng có điều…
Ngập ngừng một chút, chàng trai nói tiếp:
- Nếu mọi người trong gia đình, ai cũng đều quan tâm trước hết đến bản thân mình thì sẽ ra sao... Cháu cứ ngỡ làm như vậy là ích kỷ, và cuối cùng mọi việc sẽ chẳng đi tới đâu.
- Chú sẽ giải thích cho cháu rõ hơn, qua vấn đề hiện tại của cháu. Cháu nói rằng sau lần trò chuyện với vợ chú thì cháu đã bắt đầu thay đổi cách cư xử với vợ con cháu. Vậy cụ thể là cháu thay đổi như thế nào?
- Chẳng hạn như tối qua. Sau một ngày ngập đầu với công việc, cháu rất mong được về nhà để gặp cô ấy và con gái. Cháu nghĩ là cô ấy sẽ đợi cháu về, hỏi thăm công việc trong ngày của cháu. Nói chung là dành cho cháu những lời yêu thương nhẹ nhàng...
Ông đoán:
- Nhưng cô ấy đã không làm vậy?
- Vâng, cháu hoàn toàn chẳng nhận được sự bày tỏ tình cảm nào từ phía cô ấy, không vui mừng, không hỏi xem cháu có mệt không, đã ăn tối chưa… Khi thấy cháu bước vào, cô ấy chỉ mỉm cười với cháu một cái, thế rồi thôi.
Thất vọng quá, cháu liền bỏ ra ngoài đi dạo một lúc. Trong cháu chỉ còn nỗi chán chường. Thật ra, cháu không muốn phản ứng như thế, vì chỉ thêm mệt mỏi. Nhưng nếu cháu cứ ở lại trong nhà và nghĩ về thái độ vừa rồi của cô ấy thì chắc cháu sẽ không khỏi buồn lòng hơn.
Lúc đó, cháu đã tự hỏi: “Bây giờ, mình phải làm gì đây để tâm trạng mình trở nên tốt hơn?”.
Chàng trai im lặng một lúc rồi nói tiếp:
- Khi tự hỏi như thế, cháu chợt nhớ lại rằng, dù cô ấy không nồng nhiệt đón cháu như cháu mong đợi, nhưng hình như, cô ấy có hỏi cháu một câu: “Anh về đấy à, anh yêu?”.
- Cô ấy gọi cháu là “anh yêu” à? – Ông bác sĩ nháy mắt cười tinh nghịch.
- Vâng. Nghĩ đến đó thì cháu cảm thấy khá hơn. Đâu phải lúc nào cô ấy cũng gọi cháu thế đâu. Cháu tự nhủ mình nên về nhà và vui vẻ với cô ấy.
Cuối tuần rồi, cháu có ghé lại nhà thăm cha mẹ. Cháu nghĩ mọi người sẽ vui mừng lắm, nhưng không, họ vẫn xem tivi, đọc báo, không hề thăm hỏi gì cháu. Còn đứa em gái khi thấy cháu về thì chạy ào ra cửa, nhưng chỉ là để níu áo cháu hỏi cuống lên là có nhớ mua truyện tranh về cho nó không...
- Rồi cháu làm gì nữa?
- Cháu nhớ đến lời của vợ chú, rằng sống để yêu bao giờ cũng có ý nghĩa hơn là sống để được yêu. Cho nên cháu đã quyết định sẽ làm một việc gì đó tốt hơn cho mình, bằng cách thể hiện tình yêu với mọi người chứ không đòi hỏi mọi người phải thể hiện tình yêu với mình nữa. Và kết quả nó mang lại thật tuyệt vời.
Việc đầu tiên cháu làm là đi lại chỗ mẹ mình và khẽ ôm lấy bà. Cháu nói với bà là cháu rất hạnh phúc khi về đến nhà. Chắc chú có thể biết phản ứng của bà như thế nào. Mẹ cháu thật sự cảm động, và rồi bà nói với cháu là bà rất tiếc vì không thể quan tâm đến cháu nhiều hơn. Quả thật, trông bà có vẻ đang rất mệt.
Vị bác sĩ tiếp lời:
- Vợ cháu, mẹ cháu và những người khác cũng như cháu thôi, cũng vừa trải qua một ngày làm việc khá nặng nề?
- Vâng. Vậy mà cháu đã không nghĩ đến điều đó sớm. Nhưng cháu mừng là cháu đã hành động đúng. Nếu cháu tiếp tục giữ im lặng thì sự việc chắc sẽ hoàn toàn khác.
Ông giải thích:
- Điều quan trọng nhất của một mối quan hệ tốt, chính là sự cân bằng. Việc làm của cháu thể hiện điều đó. Chúng ta không thể đòi hỏi người khác, nhất là những người thân thiết, kể cả người bạn đời của cháu, lúc nào cũng phải nghĩ đến mình. Hành động đúng của cháu là bỏ qua một bên sự trông đợi của bản thân – rằng mọi người trong gia đình sẽ chào đón mình một cách yêu thương – và bỏ qua cả cái Tôi to lớn trong cháu nữa. Nhờ vậy mà những cảm giác bực dọc hay khổ sở cũng sẽ không còn làm cháu day dứt nữa. 
Chắc cháu đã thấy những rắc rối tối qua cũng có thể dễ dàng biến thành một vụ tranh cãi hay một cuộc chiến tranh lạnh. Điều này thường xảy ra nhiều hơn trong mối quan hệ vợ chồng, khi một trong hai người, hay tệ hơn nữa là cả hai, không dành đủ thời gian để quan tâm đến bản thân. Cho nên, để tránh tình trạng đó, tốt nhất, mỗi người nên tự tìm cách quan tâm chính mình đồng thời giúp người kia quan tâm đến bản thân họ. 
Nguồn: Phút nhìn lại mình  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

08: Phút Nhìn Lại Mình

Quan tâm đến người khác

Người khác – chính là một “cái tôi khác” của ta. Chúng ta, tất cả đều giống nhau, đều có cái Tôi của riêng mình. Khi nhớ đến điều này, hãy làm tất cả những gì có thể để giúp người khác chăm sóc bản thân họ.
– Hãy ghi nhận rằng việc người khác yêu thương bản thân họ cũng quan trọng như việc bạn yêu thương chính mình. Tất cả là vì, yêu thương bản thân sẽ giúp chúng ta sống hạnh phúc hơn.
– Khi bạn vui vẻ thì những người khác cũng sẽ vui theo.
– Cách tốt nhất để người khác nhận ra giá trị của việc “biết quan tâm đến bản thân” chính là hãy thể hiện sự quan tâm đến bản thân của bạn trước họ.
– Khi bạn giúp được ai đó thể hiện sự quan tâm đến bản thân của họ – khi bạn biết mình sẽ luôn có mặt bên cạnh người khác để cổ vũ họ, đó là lúc mà bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn thoải mái. Và rồi tình yêu trong bạn sẽ lớn lên.
– Bạn cũng như tôi, khi biết cách chăm sóc tốt cho mình cũng là lúc chúng ta đang gián tiếp thể hiện sự quan tâm đến người khác.
– Hãy dành ra cho bạn “một phút nhìn lại mình” bằng cách dừng lại, nhìn vào những gì bạn đang làm hay đang suy nghĩ, rồi sau đó tự hỏi điều gì và như thế nào là tốt nhất cho bạn. Rồi bạn sẽ thấy một phút đó thật sự đáng giá.
Nguồn: Phút nhìn lại mình  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

Phần 3: Chia sẻ với tất cả mọi người

Đã vài năm trôi qua kể từ lúc chàng trai gặp gỡ với ông họa sĩ. Bây giờ, anh đã trở thành người sâu sắc và chín chắn hơn. Cuộc sống của anh nhờ thế cũng ổn định và vui vẻ, thú vị hơn. Và hạnh phúc đã mỉm cười khi dành tặng anh một tình yêu đẹp như anh mong ước.
Sau khi lập gia đình, chàng trai bước vào một thế giới mới mẻ khác – thế giới của yêu thương. Nhưng một thời gian sau, chàng trai cảm thấy cuộc sống vợ chồng anh không được ổn lắm. Những lo toan vật chất, sự trái ngược trong tính cách, những quan điểm không cùng hướng... đã làm hạnh phúc hai người giảm đi rất nhiều.
Chàng trai biết rằng đã đến lúc anh cần đến thăm vị bác sĩ tâm lý. Rất có thể lần này, ông ấy sẽ lại giúp anh giải tỏa được những buồn lo trong cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, ông bác sĩ đi vắng, chỉ có người vợ ở nhà. Anh vẫn còn nhớ người phụ nữ này có biệt tài nướng bánh rất ngon. Bất cứ khi nào ghé thăm vị bác sĩ, anh cũng được mời ăn thật nhiều bánh do bà làm. Những chiếc bánh của bà có vị thơm ngon đặc biệt, ăn mãi vẫn chẳng thấy ngán, không giống với những loại bánh bán ở cửa hàng. 
Đi dạo bên cạnh người vợ vị bác sĩ trong khuôn viên ngôi nhà, chàng trai mở đầu câu chuyện:
- Cô này, mọi người đều bảo cô chú là một đôi hạnh phúc tuyệt vời, có phải vậy không?
Người phụ nữ trả lời anh:
- Đúng vậy đấy.
Và bà lại tiếp tục đi, có vẻ như  đang mải theo đuổi những suy nghĩ của  mình. Rồi bà dừng lại và nói:
- Nhưng cũng đã có giai đoạn, cô và chú không được hòa thuận cho lắm. Chắc cháu không hề nghĩ là có chuyện như vậy đâu nhỉ?
Đó là khoảng thời gian mà chú quá mải miết với công việc làm ăn. Còn cô thì lại bận rộn với việc chăm sóc lũ trẻ. Cô chú hầu như chẳng có thời gian để trò chuyện với nhau, nói gì quan tâm đến nhau. Dĩ nhiên là lúc đó, cả cô và chú không ai nghĩ đến việc phải chăm sóc tốt bản thân mình cả. 
Với tình trạng như thế thì ai cũng bắt đầu thấy thất vọng về nhau. Cô chú không bao giờ hài lòng về cách cư xử của nhau.
Thấy lạ, chàng trai hỏi tiếp:
- Tại sao lại không hài lòng? Và không hài lòng về điều gì chứ?
Bà cười và nói:
- Bất cứ chuyện gì! Cô thì muốn được chú để ý đến mình hơn, chú thì muốn được cô quan tâm. Rồi cô chú muốn phải hiểu nhau trong mọi chuyện, cảm nhận được niềm vui và nỗi buồn của nhau; dành cho nhau những khoảng riêng tư nhưng đồng thời lại phải thật gắn bó! Còn gì nữa nhỉ? Không phán xét nhau, tôn trọng nhau, đặt tình yêu lên trên mọi nghịch cảnh; luôn có mặt đúng lúc, khi người kia cần đến mình, và thể hiện tình yêu thường xuyên. Thế đấy!
Bà tiếp tục bước đi chậm rãi. Một vài phút im lặng trôi qua. Bà nói:
- Những điều mà cô chú muốn đều là những điều bình thường nhất mà bất cứ cặp vợ chồng nào cũng mong đợi. Người nào cũng muốn được người kia tôn trọng và chăm sóc. Và làm sao để mối quan hệ không trở nên nhàm chán và nhạt nhẽo. Giống như là cô chú mong muốn trở thành một phần ý nghĩa của nhau.
Cô đoán là cháu biết rõ điều này, một mối quan hệ bền vững và tốt đẹp phải xuất phát từ những điều quan tâm nhỏ nhặt khác nhau.
Ban đầu cô cho rằng vợ chồng cô chú rất tuyệt vì hai người, ai cũng yêu người kia hơn cả bản thân mình. Cảm giác đó kéo dài không lâu. Càng ngày, mối quan hệ càng rạn nứt. Cô chú thất vọng và đau khổ. Nhưng không ai trong hai người dám đối mặt với sự thật đó cả. Chính vì thế, cô chú lại càng lao mình vào công việc. Đến giờ, cô vẫn không biết được chuyện gì hồi đó đã làm cô chú bận rộn đến nỗi quên cả gia đình như thế!
Cho đến khi mọi việc tưởng như không thể cứu vãn được nữa thì, thật may mắn...
- Có điều gì đó tốt đẹp đã xảy ra?
- Thật ra thì cô cũng không rõ nữa. Chuyện xảy ra không phải với cô mà là với chú – ông ấy đã thay đổi. Chú nói là đã học được điều gì đó, nhưng lại do dự không nói cho cô biết.
- Nhưng chắc là cô đã tìm ra được câu trả lời.
- Thật vậy! Còn ý nghĩa hơn cả việc tìm ra câu trả lời đấy chứ. Chú chỉ làm có mỗi một việc mà việc đó lại có khả năng cứu vãn cuộc hôn nhân của cô chú – và sau đó, mọi mặt trong mối quan hệ đều được cải thiện rõ rệt. Rồi cô cũng bắt đầu học từ chú ấy. Chắc cháu phải nghe nhiều chuyện về cô lắm đây!
Chàng trai rất thích thú. Chàng thật sự muốn nghe xem chuyện gì đã xảy ra với vợ chồng họ.
Chàng bước lên đi song song với bà và đặt ra một câu hỏi – một thắc mắc mà chàng đã giữ rất lâu trong lòng:
- Cô ơi! Làm thế nào để dung hòa được quyền lợi của nhau, trong một mối quan hệ?
- Cũng còn tùy cháu ạ. Nếu đó chỉ là những nhu cầu nhất thời, như mong muốn đem lại cho nhau những điều lãng mạn, dịu dàng thì có thể tìm cách dung hòa được. Nhưng còn nếu đó là những nhu cầu cơ bản, chẳng hạn như muốn được sống hạnh phúc hơn, thì khó đấy, nếu không muốn nói là không thể dung hòa được. Không thể yêu cầu người khác giúp cháu đạt được những nhu cầu cơ bản vốn chỉ có cháu mới có thể tự tìm thấy hướng đi cho mình.
Kể từ lúc chúng ta nhìn lại mối quan hệ của mình và bắt đầu trông mong nó sẽ giúp ta hài lòng hay làm cho ta hạnh phúc thì, tin hay không tùy cháu, sự đau khổ sẽ bắt đầu. Tệ hơn thế là chúng ta lại cho rằng người kia chính là nguyên nhân gây ra đau khổ cho mình.
Cô nhớ dạo đó, cô và chú rất cố gắng quan tâm đến nhau. Nhưng dù người này có làm gì đi nữa thì cũng không thể khiến cho người kia thấy vui. Cũng không ai thấy mình đã được chăm sóc đầy đủ cả. Bây giờ cô thấy mình được quan tâm nhiều hơn rồi.
Nói xong câu đó, bà mỉm cười hạnh phúc.
- Cô có thể nói rõ hơn là chú đã làm gì mà khiến cô hài lòng đến vậy?
- Điều đầu tiên mà chú làm là khích lệ cô nên biết dành nhiều thời gian cho bản thân, đúng hơn là cô hãy tự chăm sóc mình nhiều hơn.
Chú luôn lắng nghe và ủng hộ cô, thỉnh thoảng lại bất ngờ tặng hoa và thiệp cho cô, chơi thể thao và cùng đùa giỡn với cô... Những điều đó, trước đây chú chưa bao giờ làm.
Rõ ràng là từ khi chú biết sống với tình yêu bản thân thì cô và bọn trẻ cũng cảm thấy mình được chăm sóc và yêu thương hơn.
Nhưng trong tất cả những việc đó thì điều có ý nghĩa nhất mà chú làm cho cô là  giúp cô biết quan tâm đến bản thân mình hơn.
Chàng trai im lặng suy nghĩ sau khi nghe những gì bà nói.
- Chú đã giúp cô làm điều đó như thế nào ạ?
- Bằng những câu hỏi, cháu ạ! Chú luôn hỏi cô, như để nhắc nhở, rằng “Hôm nay em làm được gì cho em chưa? Em có dự định gì không?” – Nói đến đây, bà mỉm cười – Chú biết rõ là nếu như cô không chăm sóc bản thân cô tốt thì sớm muộn gì, cô cũng tìm ra lý do để gây sự với chú, vì dù sao chú cũng là người gần với cô nhất, dễ bị cô trút giận lên nhất, vì bất cứ lý do gì. Thậm chí, có lúc cô còn “giận cá chém thớt”, bắt chú gánh chịu những giận hờn không đâu của cô.
Nói cho vui vậy thôi, chứ cô biết nguyên nhân chủ yếu khiến chú luôn nhắc nhở cô là vì chú biết, nếu cô yêu thương mình thì cuộc sống với cô sẽ trở nên dễ chịu hơn. Rồi cô sẽ biết quý trọng và tận hưởng cuộc sống.
Mối quan hệ của cô chú nhờ thế mà trở nên ngày càng gắn bó. Cả hai đều biết là người này luôn mong người kia được hạnh phúc và thanh thản.
Chú đã từng nói với cô thế này: “Anh muốn cả anh và em đều hài lòng về nhau. Vì thế, hãy nhớ chăm sóc bản thân em thật tốt. Và bất cứ khi nào em cần đến anh, hãy cho anh biết”.
Chú nói thế là vì chú hiểu cô rất rõ, rằng cô sẽ chẳng bao giờ để ý đến bản thân mình trước, cô quen sống như thế rồi. Để làm được như vậy, cô cần sự giúp đỡ của chú ấy.
Sự động viên và sẵn lòng chấp nhận của chú đã giúp cô rất nhiều. Đối với cô, đó thật sự là một món quà không thể nào đánh đổi được. Vì trước đây, cô nghĩ mình sẽ không cần ai phải thừa nhận mình cả. Nhưng rồi cô cũng hiểu là cần và cũng biết mình được quyền làm như thế. Cô rất cảm ơn người bạn đời của mình. Và cũng như cô, chú rất vui – vui với niềm vui của cô.
- Cháu chưa hiểu rõ về điều này lắm? Có một lý do gì đặc biệt ở đây ạ?
- Vì khi cô được sống thật với bản thân thì cô thay đổi, cô nhiệt tình hơn, vui vẻ và đôi khi cũng hài hước hơn. Chính điều đó làm chú ấy vui. Chú thích được thấy cô như vậy.
- Thế đã có bao giờ chú làm cô buồn chưa, kể từ khi ông thay đổi? Chẳng hạn như thiếu quan tâm đến cô hay không bày tỏ tình yêu với cô? Cô sẽ làm gì trong những tình huống như vậy?
- Dĩ nhiên khi không được ai quan tâm thì cô sẽ cảm thấy cô đơn lắm. Nhưng như thế thì không tốt. Thế nên cô thấy mình phải tự quan tâm đến mình và tìm cách gạt bỏ cảm giác cô đơn đó. Cô có nhiều cách để thay đổi tâm trạng của mình, trong đó có vài cách thật sự buồn cười, chẳng hạn như chui vào giường trùm kín chăn lại cho thật ấm rồi cứ thế nằm im trong đó. Sự ấm áp của cái chăn giúp cô vơi đi cảm giác là mình đang bị bỏ rơi.
Có một cách khác là ngồi mân mê những con gấu bông. Cháu có thể thử và sẽ thấy là rất hiệu quả. Nó mang lại cho ta cảm giác như được âu yếm, vuốt ve và bảo vệ. Nỗi cô đơn sẽ tự nhiên biến mất.
Quan trọng là, cô không còn đòi hỏi người khác phải lo lắng và làm cho cô vui. Cô có thể tự tìm thấy niềm vui cho mình.
Một cách khác nữa của cô là nghĩ đến những phong cảnh êm đềm, thơ mộng, dễ thương mà mình từng được nhìn ngắm. Không biết cháu thì thế nào, chứ với cô thì cứ mỗi khi được nhìn ngắm phong cảnh thoáng đãng, hoang sơ là lập tức, lòng cô trở nên thanh thản.
Anh hưởng ứng:
- Cháu cũng có cảm giác như thế trước thiên nhiên.
- Ừ, chắc nhiều người cũng thế. Có một lần, cô vô tình nhìn thấy một vài bức ảnh chụp vùng biển Caribê. Cô bị cuốn hút ngay, vì phong cảnh ở đây quá tuyệt, đặc biệt là màu sắc, đẹp không thể tả. Vậy là về đến nhà, cô quyết định sử dụng những gam màu đó cho các vật dụng trong phòng mình. Cô mua những chiếc áo gối có màu be, màu xanh ánh dương. Chăn thì cô dùng màu cát. Rèm cửa và đèn ngủ thì cô dùng màu xanh da trời. Tất cả chỉ mang tính trang trí nhưng lại có sức tác động lớn đến tâm hồn và cảm giác của cô, và cả chú nữa.
Nhưng phương pháp có hiệu quả nhất với cô có lẽ là tự tạo một bầu không khí nhẹ nhàng bên trong mình, bằng tâm trí và cảm giác.
Cô thật sự hạnh phúc khi bên cạnh chú. Cách sống của chú đã mang lại cho cô nhiều điều mới mẻ. Chú có những nguyên tắc sống rất hay. Cháu có biết đến các quan niệm này không, về yêu và được yêu?
Nguồn: Phút nhìn lại mình  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

06: Phút Nhìn Lại Mình

Phút nhìn lại mình
Ý nghĩa:

Mọi thành công bên ngoài – trong công việc và cuộc sống – đều bắt nguồn từ sự thành công bên trong con người. Để có thể trở nên tận tâm trong công việc, điều trước hết là phải biết tự yêu thương bản thân mình.
– Hãy đơn giản hóa cuộc sống của bạn – đó là nguyên tắc đầu tiên.
– Hãy cư xử với bản thân theo cách mà bạn muốn người khác cư xử với mình. Để làm được điều đó, bạn phải trở thành người bạn tốt nhất của chính mình.
– Hãy thường xuyên áp dụng phương pháp một phút để dừng lại và lắng nghe.
– Hãy nhìn vào cách cư xử và những suy nghĩ đang diễn ra trong bạn rồi tự hỏi: “Làm thế nào để chăm sóc mình tốt hơn?”
– Hãy im lặng và lắng nghe câu trả lời đến từ bên trong bạn. Đó là bạn đang làm theo sự sáng suốt và khôn ngoan – theo “cái tôi hoàn thiện” – của mình, để biết rằng điều gì và như thế nào là tốt nhất cho bạn.
– Khi đã tìm ra giải pháp rồi thì hãy làm theo nó.
Tại sao như vậy sẽ thành công?
– Khi biết tự nhìn lại và quan tâm đến bản thân, chúng ta thường không cảm thấy giận dữ và buồn chán nữa. Chúng ta trở nên vui vẻ, thoải mái với mình và với những người khác.
– Khi vui vẻ và hạnh phúc, chúng ta sẽ làm việc có hiệu quả và cũng dần học được cách tôn trọng những người xung quanh.
Nguồn: Phút nhìn lại mình  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

Phần 2: Quan tâm đến người khác

Vào ngày thứ Bảy tuần tiếp theo, chàng trai lại đến gặp vị bác sĩ. Anh mở đầu câu chuyện với vẻ phấn khởi: Cháu đã bắt đầu biết thoải mái với mình hơn, làm được nhiều việc và thấy rất hạnh phúc. Cuộc sống thật tuyệt!
Ông bác sĩ rất hài lòng với những gì chàng trai đã đạt được, nhưng với sự từng trải của mình, ông biết rằng niềm vui của anh vẫn chưa thể gọi là trọn vẹn.
- Chú có thể hiểu được niềm vui của cháu. Khi mới bắt đầu chú cũng thế. Nhưng cháu không cảm thấy là có điều gì thiếu thiếu ở đây hay sao? – Ông dọ hỏi.
Chàng trai hơi khựng lại. Anh ngạc nhiên với cách đặt vấn đề của ông. Sự hứng khởi trong anh bỗng chùng xuống. Lúc này, theo thói quen, anh dừng lại và tự hỏi: “Mình phải làm gì để tránh được sự thất vọng đây? Cách nào tốt cho mình?” Rõ ràng ông bác sĩ rất vui khi thấy anh có thể áp dụng tốt bài học vào cuộc sống. Nhưng giờ đây, khi ông hỏi như thế, anh biết chắc chắn phải có một lý do sâu xa nào đó. Có lẽ ông muốn anh phải học hỏi thêm. Và đúng là, đôi khi anh cảm thấy vẫn còn điều gì đó chưa ổn. Anh thừa nhận:
- À… đúng vậy! Đôi lúc cháu cũng cảm thấy có gì đó… không trọn vẹn.
Ông khẽ nhắc:
- Chắc cháu vẫn nhớ đến khu vườn được chia làm ba phần đấy chứ? Ba phần: quan tâm đến bản thân, quan tâm đến người khác và cuối cùng là chia sẻ với tất cả mọi người. Điều cháu còn thiếu là vẫn chưa chú ý đến hai phần còn lại của khu vườn. Chính vì thế mà cháu cảm thấy không trọn vẹn đấy.
Liền lúc đó, ông với tay lấy một mảnh giấy nhỏ, ghi vào đó vài dòng rồi đưa cho anh. Ông nói:
- Cháu hãy thử nghĩ về điều này:
Khi chúng ta biết quan tâm đúng mức đến bản thân mình, và người khác
Chàng trai khẽ reo lên:
- Cháu hiểu rồi, hiểu rồi! Như vậy không sớm thì muộn, cháu cũng sẽ chán đến phát ốm mất.
Ông cười ý nhị:
- Chán đến phát ốm với ai?
- Dĩ nhiên là với cháu! Và… những người xung quanh chắc cũng thấy phát ốm lên vì cháu.
- Vậy chú nghĩ cháu đã biết câu trả lời nằm ở đâu rồi, phải không?
- Vâng, nghĩa là phải biết cân bằng những suy nghĩ về bản thân với… việc quan tâm đến người khác. Chắc là phải quan tâm đến người khác giống như quan tâm đến mình vậy. Thật ra thì cũng đã có lúc cháu tự hỏi, việc tự chăm sóc bản thân khiến mình cảm thấy tốt hơn, nhưng không biết những người xung quanh thì thấy thế nào.
- Sao cháu không thử tìm hiểu xem?
- Tìm hiểu bằng cách nào hả chú?
Ông mỉm cười nhưng không trả lời câu hỏi của anh.
- Chắc chú muốn cháu tự tìm ra cách của mình phải không? – Chàng trai ngập ngừng – Để cháu xem… Chắc chắn chú luôn là người biết tự chăm sóc bản thân. Vậy hẳn những người xung quanh chú cũng sẽ có một ấn tượng nhất định nào đó về điều này chứ. Cháu sẽ thử tìm hiểu xem sao.
Sau khi chia tay vị bác sĩ, chàng trai suy nghĩ rất nhiều. Cuối cùng, anh cũng biết được là mình cần phải đến đâu và tìm gặp những ai để có thể rút ra được những bài học cho riêng mình.
Vài ngày sau, anh đến gặp một cô giảng viên từng là học trò của  người bác sĩ. Anh được đón tiếp rất nồng nhiệt. Sau một lúc thăm hỏi xã giao, người giảng viên chủ động đi vào vấn đề của anh:
- Vậy, điều cháu muốn biết là người khác sẽ nghĩ gì về mình khi chúng ta tự biết quan tâm đến bản thân phải không?
Chàng trai nhủ thầm: “Bà ấy hiểu ra ngay vấn đề của mình. Đáng nể thật!”.
Người phụ nữ nói tiếp:
- Ông bác sĩ mà cháu nhắc tới là một người thầy đáng kính của cô. Ông ấy luôn động viên và giúp đỡ cô. Cho nên, nếu cháu cần cô giúp điều gì thì đừng ngại, cô rất sẵn lòng.
Ngừng một chút, bà bắt đầu kể:
- Vài năm trước đây, ông ấy là giáo sư hướng dẫn của bọn cô. Ông đã chia sẻ với mọi người ở đây một bài học hết sức ý nghĩa. Và thành thật mà nói thì lúc đầu, ông ấy luôn khiến bọn cô phải đau đầu đấy. Nhưng đó là chuyện qua lâu rồi, cho đến khi hình như có điều gì đó xảy ra, và ông ấy hoàn toàn thay đổi. Ai cũng thấy là ông đã dễ tính hơn. Và công việc của ông, vốn đã rất tốt lại ngày càng tốt hơn. Không ai hiểu được điều gì đã xảy ra với ông và tại sao ông lại thay đổi như vậy.
Dần dần, bọn cô cũng đủ can đảm để đặt câu hỏi đó với ông. Nhưng thay vì trả lời thẳng các thắc mắc của bọn cô, ông ấy lại quay sang hỏi ngược lại, cứ làm như ai trong bọn cô cũng biết rõ mười mươi câu trả lời.
Nghe đến đây, chàng trai không khỏi bật cười. Anh hiểu ẩn ý trong câu nói của người phụ nữ. Bà lại tiếp tục:
- Ông ấy thường hỏi: “Các bạn thường bỏ ra bao nhiêu thời gian trong ngày để nhìn lại mình, để tự quan tâm đến mình? Có ai trong số các bạn dành nhiều thời gian cho chính mình không?”
Hầu hết bọn cô đều thừa nhận là mình chẳng quan tâm nhiều lắm đến bản thân. Cả khối công việc đang chờ, lấy đâu ra thời gian cho riêng mình.
Nghe thế, ông liền bảo rằng, riêng ông, ông đã bắt đầu biết dành nhiều thời gian cho bản thân – nhiều như ông đang dành cho người khác vậy. Câu trả lời của ông thật sự làm bọn cô bất ngờ.
- Sao ạ? – Chàng trai ngạc nhiên.
- Bởi vì bọn cô nhận ra sự tiến bộ vượt bậc trong công việc của ông ấy. Bên cạnh đó, những mối quan hệ của ông với người khác cũng được cải thiện thấy rõ. Tất cả những điều đó… mới nghe thì có vẻ chẳng liên quan gì đến những điều ông đang nói đến – tự chăm sóc bản thân. Chính vì thế, tất cả mọi người đều tò mò về ý tưởng này.
Sau đó, ông tiết lộ thêm, rằng ông luôn cư xử với người khác giống như cách ông cư xử với chính mình. Quả thật, những điều ông ấy nói đã buộc bọn cô phải nhìn lại những mối quan hệ của mình. Rõ ràng, việc biết chăm sóc bản thân đã tác động tích cực và cải thiện các mối quan hệ xung quanh ông.
Cô thuộc típ người hay chỉ trích, cô đã thừa nhận với ông ấy như thế. Và hình như bạn bè cô không thích điểm này của cô. Ông liền hỏi là cô hay chỉ trích ai nhất. Cô đành thú nhận: cô thường chỉ trích chính mình nhiều nhất. Ông khuyên cô phải học cách yêu thương mình hơn. Ông còn hỏi cô có định bắt đầu ngay không và nếu có, cô sẽ bắt đầu từ đâu.
Không đợi người phụ nữ nói ra, chàng trai biết ngay bà đã bắt đầu từ một phút nhìn lại mình. Anh tiếp tục lắng nghe:
- Mỗi khi bắt đầu có ý muốn phê phán gì đó về mình, cô lại tự buộc mình phải dừng lại, xem xét rồi tự hỏi: “Liệu có cách nào khác…”
- …Tốt hơn mà mình có thể làm để tự chăm sóc bản thân? – Chàng trai vui vẻ tiếp lời.
- Ồ đúng. Cháu cũng đoán được rồi đấy, kết quả thật tuyệt! Sau một thời gian, cô đã rũ bỏ được cái thói hay chê bai, chỉ trích. Các mối quan hệ của cô, trong gia đình cũng như ở nơi làm việc, cũng dần trở nên khá hơn.
- Cháu có thể biết cụ thể cô đã làm gì không?
- À, mỗi khi bắt đầu xét nét bản thân, cô đều dừng lại và tự hỏi: “Mình đang cư xử kiểu gì vậy?”. Câu trả lời rút ra được là cô đang tự làm mình tổn thương. Sau đó, cô quyết định thay những tư tưởng chỉ trích ấu trĩ bằng những điều mà cô yêu thích ở mình.
Cũng có những lúc cô không hài lòng với kiểu cư xử như vậy của mình, lúc đó, cô có thể thoải mái phê bình cách cư xử của cô. Nhưng không bao giờ cô còn tự trách mình nữa. Không thể đánh đồng những gì chúng ta làm với chính bản thân chúng ta được.
Chàng trai tò mò:
- Rồi chuyện gì xảy ra tiếp đó?
- Dĩ nhiên là cô thấy vui hơn, làm việc tốt hơn, giao tiếp với mọi người cởi mở hơn.
- Cô vượt qua nó dễ dàng thật!
- Không, không dễ đâu. Nhất là trong thời gian đầu, khi mới biết đến phương pháp một phút. Phải sau nhiều lần áp dụng, cô mới thấy có hiệu quả.
Lúc này, chàng trai chợt tự hỏi mình, trong ngày hôm nay, đã mấy lần chàng bỏ ra cho mình một phút. Hình như tổng cộng chỉ có năm lần. Cần phải cố gắng sử dụng thường xuyên hơn.
- Vậy cuộc sống của cô đã thay đổi như thế nào? – Anh tiếp tục hỏi.
- Khi thôi không chỉ trích mình cô cũng ngừng chỉ trích người khác. Dần dần, cô trở nên dễ gần gũi với người khác hơn. Công việc nhờ thế cũng tiến triển, vì có sự hợp tác mà.
Chuyện này được mọi người truyền tai nhau và sau một thời gian, nó trở nên phổ biến trong trường của cô. Ai cũng bắt đầu thử dùng đến phương pháp một phút tự quan tâm đến mình. Kết quả họ thu được không tệ chút nào.
- Thật vậy à?
- Để cô kể thêm cho cháu nghe về chuyện ông Hiệu trưởng của trường cô. Một lần, ông ấy triệu tập cuộc họp và thông báo rằng khoa của bọn cô đã đạt được danh hiệu “Khoa giảng dạy giỏi”. Thật bất ngờ! Dĩ nhiên ông ấy không quên hỏi nguyên nhân. Bọn cô nói với ông ấy về phương pháp một phút. Sau khi nghe, ông ấy buông một câu: “Các anh chị cứ thoải mái áp dụng, miễn là nó có hiệu quả…”.
Sau này, bọn cô có nghe phong phanh rằng ông ấy cũng đã bắt đầu áp dụng phương pháp một phút.
Chàng trai xen vào:
- Cũng đúng thôi. Nó thật sự hiệu quả mà!
- Đúng. Có điều lạ là khi cô dành nhiều thời gian cho bản thân thì dĩ nhiên thời gian cô bỏ ra để quan tâm đến người khác giảm, nhưng không vì thế mà công việc hay các mối quan hệ của cô lại xấu đi, ngược lại, chúng còn trở nên tốt hơn. Có ai lại mong chờ một kết quả lạ lùng thế chứ?
Ngừng một lát để suy nghĩ, bà lại tiếp tục:
- Bọn cô ai cũng xem vị bác sĩ mà cháu quen như một người thầy thực sự. Ông luôn khích lệ bọn cô lắng nghe tiếng nói bên trong mình. Cho đến bây giờ, hầu hết mọi người đều đã biết dành nhiều thời gian hơn cho riêng mình, công việc nhờ thế cũng ngày càng phát triển. Và không phải chỉ có chất lượng công việc thay đổi…
Người phụ nữ đưa mắt nhìn quanh phòng làm việc của mình. Bà dang rộng hai tay một cách thoải mái:
- Cháu thấy đấy! Chịu bỏ ra một ngày vài phút cho bản thân thật không phí chút nào.
Chàng trai cảm nhận được sự hài lòng pha chút tự hào qua cử chỉ và giọng nói của người phụ nữ.
- Bây giờ, cô thật sự tìm được hạnh phúc với gia đình mình và thành công hơn trong công việc – tất cả nhờ vào bài học mà ông ấy đã chỉ ra cho cô.
Ông ấy cũng từng nói… thế nào nhỉ… rằng một trong những cách tốt nhất để thể hiện sự quan tâm của chúng ta đến mọi người là hãy giúp họ hiểu được tầm quan trọng của tình yêu bản thân. Cô còn giữ hẳn một tờ giấy ghi những suy nghĩ của mình về điều này: Điều tốt nhất để giúp người khác tìm lại mình là hãy chỉ cho họ cách yêu thương bản thân, họ sẽ vui hơn, cảm nhận được sự chia sẻ.
Nguồn: Phút nhìn lại mình  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

07: Phút Nhìn Lại Mình

Và bạn cũng thấy cuộc sống vui hơn

Đợi chàng trai đọc xong tờ giấy, người phụ nữ nói tiếp:  Hiểu rõ điều này nên cô luôn cố gắng chia sẻ kinh nghiệm sống của mình với những người xung quanh: chồng con, đồng nghiệp, bạn bè…
Và cô cũng luôn khích lệ họ phát huy tình yêu thương bản thân, để tìm được sự bình yên. Có thể nói là hầu hết những người cô quen biết đang tự chăm sóc mình rất tốt đấy.
-  Cách của họ có giống như cô không?
- Dĩ nhiên là không. Ai cũng có mục đích riêng cả. Người thì muốn mình lúc nào cũng giữ được sự nhiệt tình, người thì thích được vui vẻ, người thì muốn tăng doanh thu…Và để có thể đạt được các mục đích này, trước khi vào công việc, mỗi người đều làm một điều gì đó… như tập thể dục, uống thuốc bổ chẳng hạn. Nhưng cũng không quan trọng lắm đâu, chỉ cần nó mang lại cho chúng ta cảm giác mình đang được quan tâm. Ít ra thì bản thân chúng ta cũng phải được đặt ngang hàng với công việc chứ!
Trong công việc, bọn cô cũng dùng đến phương pháp một phút, cho nhiều mục tiêu khác nhau: nhìn vấn đề theo một hướng mới, thay đổi quan điểm, tránh bực mình, bình  tĩnh giải quyết vấn đề… nhiều lắm. Và thật ngạc nhiên mọi chuyện đều được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.
Cháu biết không, cô thật sự đánh giá cao bản thân khi có thể tôn trọng và khích lệ người khác tự chăm sóc họ.
Khi chúng ta biết yêu thương chính mình thì cũng chính là biết quan tâm đến người khác. Cũng không quá khi nói rằng đó là cách tốt nhất để quan tâm đến người khác đấy.
Chàng trai thắc mắc:
- Cô có thể nói rõ cho cháu về điểm đó không?
- À, cô nghĩ với câu hỏi này, cháu nên đến gặp chồng cô thì hơn.
Khi chàng trai đến phòng làm việc của ông họa sĩ, chồng người phụ nữ, thì chuông đồng hồ điểm đúng mười hai tiếng.
Mời chàng trai ngồi xuống ghế, người đàn ông đi vào trong thay chiếc áo khoác của mình rồi trở ra với một khay thức uống và đồ ăn trên tay. Ông nói với anh:
- Chú rất vui khi nghe cô nói cháu sẽ đến đây. Có cơ hội được chia sẻ với cháu về tình yêu bản thân sẽ giúp chú nhìn lại thêm lần nữa bài học đó. Cháu đừng ngại gì nhé!
Ngưng một lúc, ông bắt đầu câu chuyện của mình:
- Kể từ khi cô ấy khích lệ chú hãy tự quan tâm đến bản thân, chú đã làm được rất nhiều điều cho mình. Và khá buồn cười là những người xung quanh lại quay sang nói với chú rằng dạo này, chú đối xử với họ thật tốt. Chính điều đó khiến chú phải suy nghĩ nhiều.
Cũng không phải đơn giản mà chú chịu áp dụng phương pháp một phút. Chỉ sau khi chú thấy nó thật sự có tác dụng với vợ chú, làm cho cô ấy vui và hạnh phúc hơn, thì chú mới nghĩ đến việc áp dụng cho mình.
Nói thật thì ban đầu, chú không thích cô ấy làm thế đâu. Nghe nói đến “quan tâm đến bản thân” thì chú cứ nghĩ rằng chắc cô ấy sẽ cho mình ra rìa đây. Nhưng ngược lại là khác, cô ấy càng quan tâm đến chú nhiều hơn. Cuối cùng chú cũng phải nói với cô ấy: “Em nên chăm sóc mình nhiều hơn nữa đi! Anh không thấy khó chịu về điều đó nữa đâu.”
Đó cũng là lúc chú bắt đầu tự hỏi, rằng tại sao người biết tự quan tâm đến bản thân lại có nhiều ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh như vậy. Chú đã bày tỏ điều này với ông bác sĩ mà cháu quen, và ông ấy cũng đồng ý với nhận xét của chú.
Khi bắt đầu biết để ý và đáp ứng những yêu cầu của bản thân, nghĩa là chúng ta đã tự làm cho mình cảm thấy được hài lòng. Chính điều đó đã khiến chúng ta tự nhiên muốn chuyển sự quan tâm của mình sang người khác. Và đó không phải là điều chúng ta tự buộc mình phải làm. Đó là sự tự nguyện, vì chúng ta thích và muốn thế.
Và tiếp theo, chúng ta lại muốn khích lệ những người khác học lấy cách tự quan tâm đến bản thân họ. Khi họ làm được thế, chúng ta cảm thấy vui – vì nhìn thấy họ vui vẻ và vì nhận ra là mình vừa làm một điều có ích. Và người đó cũng nhận ra là ta đang chia sẻ với họ. Như thế không ý nghĩa sao?
Mọi người ai cũng thích và muốn được làm bạn với người biết tôn trọng bản thân. Và những người biết tôn trọng mình thì cũng thích được người khác ghi nhận những hành động xuất phát từ tình yêu bản thân của họ.
Chàng trai thắc mắc:
- Chú có gặp phải khó khăn gì trong việc ghi nhận lòng yêu thương bản thân của người khác không? Và đôi lúc, chúng ta cũng quên mất rằng cần phải tạo cơ hội cho người khác thể hiện họ – nhất là trong những trường hợp ta mong thu hút sự chú ý của họ.
- À, hồi đó chú cũng hay thế. Nhưng chú không còn như thế nữa, sau một chuyện đáng nhớ...
- Chuyện gì vậy chú?
- Một chuyện nhớ đời đấy!
Người họa sĩ đứng dậy đi đến tấm vải bạt đang căng sẵn. Ông nhẹ đặt cây cọ lên và bắt đầu viết. Sau khi viết xong, ông quay tấm vải về phía anh. Trên đó là những dòng chữ đen, đậm và chắc.
Nguồn: Phút nhìn lại mình  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

Sẽ làm cho cuộc sống của bạn trở nên dễ chịu

Ồ, trước đây, cháu chưa bao giờ nghĩ đến điều đó cả. Nhưng những gì chú nói là hoàn toàn đúng. Cứ nhìn vào những người áp dụng nó thì thấy. Họ trở nên thân thiện và dễ gần gũi hơn rất nhiều, so với trước kia.
Người họa sĩ nhận xét:
- Không phải sự đổi khác đó bắt đầu từ khi họ học được cách quan tâm đến bản thân hay sao?
- Vâng, đúng thế. Vậy thì có nghĩa là nếu cháu muốn được người khác quan tâm và đối xử tốt với mình thì cháu nên khích lệ họ tôn trọng bản thân họ hơn. Khi người ta cảm thấy mình được yêu thương thì họ mới có thể mở lòng mình với người khác. Điều này hay thật!
- Cháu hiểu không sai. Thế nên mới nói là việc giúp người khác học cách tự chăm sóc bản thân cũng chính là đang tự giúp mình. Cuối cùng, mọi người ai cũng thấy thoải mái với nhau.
Chà, vợ của chú nhìn ra điều đó ngay. Cô ấy vốn là người thông minh mà. Chính nhờ thế mà cô ấy đã khích lệ chú thay đổi. Rồi sự thay đổi của chú, đến lượt nó, tác động lại cô ấy. Với cô chú bây giờ, gia đình đã thật sự trở thành một nơi ấm cúng.
Chàng trai trẻ suy nghĩ một hồi rồi nói:
- À, cháu chợt nhớ đến một chuyện nhỏ xảy ra hôm qua. Có vẻ như nó có liên quan đến điều chú cháu mình đang nói đến.
- Cháu thử kể chú nghe xem.
- Chuyện xảy ra khi cháu đi mua vài thứ đồ dùng cho gia đình. Nhân tiện, cháu ghé qua quầy băng đĩa và mua vài đĩa nhạc. Trên đường về, cháu đột nhiên muốn nghe thử một cái đĩa. Nhưng thế thì phải dừng xe lại, vì cháu đã để hết mọi thứ vào cốp xe. Cũng hơi phiền hà và mất thời gian, mặt khác, cháu đã hứa với mẹ là sẽ về nhà ngay.
Lúc này, cháu bắt đầu nhìn lại những gì đã làm trong ngày hôm nay. Hình như mình chưa làm gì được cho mình. Vậy thì bây giờ, mình có thể làm được gì đó cho mình đây? Dĩ nhiên là cháu tìm ra ngay câu trả lời. Thế là cháu dừng xe lại, mở cốp xe và lấy cái đĩa mình muốn nghe ra. Suốt chặng đường về nhà, cháu đã rất vui, vì âm nhạc, và vì mình đã làm được điều gì đó cho mình.
Người họa sĩ lên tiếng:
- Này, để chú đoán xem điều gì xảy ra với cháu tiếp theo nhé. Khi về đến nhà, tâm trạng cháu rất vui, phải không? Nếu như cháu quyết định bỏ qua ý muốn nghe nhạc của mình và chạy vội về nhà thì sẽ khác. Có thể cháu sẽ cảm thấy là cháu không tôn trọng mình lắm – ở đây là tôn trọng mong muốn được thưởng thức cái đĩa nhạc. Cháu sẽ về nhà trong một tâm trạng rất khó chịu.
- Vâng, đúng thế đấy – Chàng trai trẻ thừa nhận – Đúng hơn là cháu cảm thấy mình giống như  một nạn nhân khốn khổ, vì không được làm điều mình thích
Rồi anh tự cười vì câu nói hơi quá của mình. Người họa sĩ tiếp tục nhận xét:
- Tiếp theo là khi về đến nhà, cháu vui và cảm thấy rất phấn chấn – chỉ vì đã làm được một điều nho nhỏ cho bản thân. Cháu không chỉ muốn gặp mọi người trong nhà trong tâm trạng như thế, mà hơn nữa, khi mọi người thấy cháu về với nụ cười trên môi, họ cũng vui lây. Và thế là... cả gia đình có được một buổi tối tuyệt vời bên nhau, phải không?
Đến đây thì chàng trai không khỏi ngạc nhiên:
- Sao chú lại biết rõ thế ạ?
- Ồ, có gì lạ đâu. Chú cũng đã trải qua cảm giác giống như cháu. Dĩ nhiên các tình huống không hoàn toàn giống nhưng còn cảm giác thì chú biết rõ. Cháu, cũng giống như tất cả những người khác, đều sẽ cảm thấy như vậy, sau khi áp dụng phương pháp một phút. Đúng ra thì bây giờ, cháu đang tự trải nghiệm những cảm giác khi được sống với tình yêu thương bản thân. Còn những người xung quanh cháu thì đang được nhận một món quà lớn – họ đang được làm bạn với một người hết sức lạc quan và yêu đời.
Nói đến đây, ông họa sĩ thoáng nhìn về phía bức vẽ đang dở dang của mình. Chàng trai tinh ý nhận ra điều đó. Anh liền nói:
- Cháu nghĩ cháu đã làm phiền chú nhiều rồi. Thôi, cháu xin phép về. Nhờ chú mà cháu đã hiểu thêm về việc quan tâm đến người khác. Quả thật, biết quan tâm đến bản thân chính là cách tốt nhất để quan tâm đến người khác. Cuối cùng, cả hai phía đều được hài lòng.
Hai người đàn ông đứng dậy bắt tay tạm biệt nhau. Trong ngày hôm đó, chàng trai bỏ ra một ít thời gian ghi lại những gì mình đã học được từ ông họa sĩ. Rồi anh lại tiếp tục hành trình tìm hiểu của mình.
Một lần, trên đường lái xe về nhà, anh lại nghĩ về những mối quan hệ của mình với những người xung quanh. Anh hiểu, biết quan tâm và suy nghĩ – suy nghĩ thật sự – về người khác là một phần không thể thiếu trong việc hoàn thiện bản thân và làm đẹp cuộc sống.
Anh đã từng tin rằng mình là một người biết quan tâm đến người khác. Nhưng thực tế, cho đến bây giờ, anh mới hiểu là thật ra, anh chỉ quan tâm đến những gì người khác nghĩ về anh. Thậm chí, anh cũng không quan tâm lắm đến những suy nghĩ của anh về bản thân mình. Đó là một thiếu sót.
Còn với những người khác, những gì thật sự quan trọng với họ không phải là suy nghĩ của họ dành cho anh mà chính là suy nghĩ của họ về bản thân họ.
Và cách tốt nhất để thể hiện sự tôn trọng người khác chính là đối xử với họ thật nhẹ nhàng và khoan dung, để họ cảm thấy tự do, thoải mái và luôn là chính họ. Họ sẽ không còn lý do gì để lo lắng hay bực bội với chính họ. Và đương nhiên, một khi như vậy, họ cũng không thể nào tỏ ra khó chịu với anh và với người khác.
Vừa lúc đó, xe anh chạy tới một ngã tư  và đèn đỏ bật sáng. Anh dừng lại.
Một suy nghĩ khác xuất hiện trong anh. Cho đến bây giờ, anh mới chợt nhận ra rằng, việc giúp cho người khác biết cách dừng lại và bắt đầu suy nghĩ về bản thân có lẽ là một hành động ý nghĩa nhất mà anh có thể thực hiện.
Nếu không, thật sự sẽ có những trường hợp, họ mải mê chạy và sẽ “đâm sầm” vào anh, dù chẳng ai cố ý làm điều đó. Dĩ nhiên, những lúc như vậy, cả hai đều không tránh khỏi bị tổn thương.
Một ý tưởng khác lại xuất hiện.
Anh sẽ không chỉ dừng lại ở việc khích lệ người khác biết yêu thương bản thân. Anh sẽ tán thưởng và khen ngợi họ, theo một cách nào đó, bất cứ khi nào họ thành công với phương pháp một phút này.
Nếu như ai đó làm được điều gì cho bản thân họ, anh sẽ không tiếc lời khen ngợi và cùng cảm nhận niềm vui với họ. Chắc hẳn sẽ có nhiều lý do để hy vọng vào những điều tốt đẹp nhất...
Nguồn: Phút nhìn lại mình  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

04: Phút Nhìn Lại Mình

Phút nhìn lại mình - Khởi đầu (tt)
Biết giữ gìn ký ức, kỷ niệm đẹp của tình bạn và tình yêu là một cách để tự quan tâm và trở về với chính mình.

Chàng trai như hiểu ra vấn đề: - Những điều chú nói cháu chưa nghe ai nói đến cả, nhưng quả thật là đôi lúc, cháu cũng lờ mờ cảm nhận được như vậy. Giờ đây cháu đã tìm ra hướng đi thực sự cho mình rồi.
Sau một lúc, người bác sĩ tiếp tục:
- Bất cứ khi nào cảm thấy người khác thiếu tôn trọng mình, chú lập tức nhìn lại cách mình đang đối xử với bản thân. Cuộc sống hiện tại của chú rất tốt đẹp. Đó là nhờ chú đã biết cách quan tâm bản thân, ở nhiều phương diện. Dĩ nhiên, có những lúc chú cảm thấy dường như mình chưa được xem trọng đúng mức. Chỉ là chuyện nhỏ thôi, nhưng cũng đủ khiến ta phiền lòng. Chẳng ai lại cảm thấy bình thường được khi bị người khác xem nhẹ.
Chàng trai thông cảm:
- Cháu có thể hiểu được cảm giác đó.
- Nhưng chỉ sau một lúc, chú thôi không nghĩ về những điều đó nữa. Miễn là mình đúng, mà có sai đi nữa thì có sao nào – ai mà chẳng có lúc sai. Phải phân biệt đâu là lời góp ý chân tình, đâu là lời châm chọc, định kiến. Chú nghĩ có lẽ chú đang tự biến mình thành nạn nhân của những lời bình phẩm. Có câu ngạn ngữ “Trên đường đi, nếu cứ mỗi lần nghe tiếng chó sủa mà bạn dừng lại thì bạn sẽ chẳng bao giờ đến đích cả”. Nhưng đó là đối với những bình phẩm, chỉ trích không thiện chí mà thôi. Rồi cuối cùng, chú cũng xác định được kẻ đã gây rắc rối cho mình. Đôi khi không phải là người nào khác…
- Mà là chính chú, có phải không?
- Quả đúng như vậy! Ai cũng có quyền lựa chọn cách cư xử với bản thân: hoặc trở thành người bạn tốt nhất, hoặc là tự biến mình thành kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào suy nghĩ và hành động của chúng ta.
- Chú có thể nói rõ hơn không?
- Có nhiều lúc, người khác sẽ thấy chú đã không sống theo đúng như mong đợi của họ, và họ phản ứng lại. Điều đó phần nào làm cho chú khó chịu. Vì thế, chú luôn cố gắng làm hài lòng hết mọi người. Nhưng rồi như thế cũng không làm chú thấy thoải mái, vì chú không hoàn toàn sống thực với mình.
Mãi về sau, chú mới hiểu ra được chút ít về tính cầu toàn. Đừng bao giờ trông mong một ngày hoàn hảo như một bữa tiệc đầy thức ăn ngon, bánh, hoa tươi và nến. Cũng chẳng thể nào tìm được trên đời này những người bạn hoàn toàn hiểu mình và có thể chia sẻ với mình tất cả mọi việc.
Điều duy nhất chú có thể làm để được hạnh phúc hơn là phải học cách biết ơn những gì mình đang có. Lòng biết ơn thật sự đấy.
Chàng trai trẻ kết luận:
- Như vậy, nỗi thất vọng hay sự buồn bực của con người đều là do: hiện thực chúng ta phải trải qua khác xa so với những gì chúng ta mong muốn.
- Đúng vậy! Cho nên giờ đây, thay vì ngồi so sánh thực tế và ước mơ, chú đã có thể nhìn thẳng vào hiện tại và thầm biết ơn những điều tốt đẹp mà cuộc sống đã ban tặng. Dù còn nhiều ước mơ mà chú chưa thực hiện được, nhưng những gì chú đang có cũng đã tốt đẹp rồi: một công việc yêu thích, người thân yêu bên cạnh, những người bạn tin cậy, những đồng nghiệp cởi mở, một ngôi nhà xinh xắn, ấm cúng…
Rõ ràng, cảm giác muộn phiền là do chính chú tự tạo ra. Chú đã quá để ý đến sự khác biệt giữa thực tại và ước muốn của mình. Ít ai lại có được một cuộc sống trọn vẹn đúng như mong ước. Cách tốt nhất để được thoải mái là loại bỏ sự khác biệt đó, đừng để ý đến nó và hãy tập trung vào hiện tại.
Ngừng một lúc, ông bác sĩ tiếp tục:
- Có thể cháu đã biết, những gì chúng ta muốn và những gì chúng ta cần hoàn toàn khác nhau. Để có thể chăm sóc tốt bản thân, người ta nên quan tâm đến những điều họ cần.
Chàng trai khẽ nhướn mày:
- Khác nhau như thế nào ạ?
- Cần, đó là những thứ giúp chúng ta duy trì một cuộc sống an toàn, bền vững. Còn muốn, đó là những gì mà với chúng, ta hy vọng sẽ được thỏa mãn và hạnh phúc trong thời điểm đó. Tạm hiểu sự khác biệt đó như là “Tôi cần có không khí để thở” và “Tôi muốn có một thanh kẹo bạc hà”.
Cũng tương tự như thành công và hạnh phúc vậy. Nhiều người rất thành công nhưng hình như chẳng bao giờ thấy hạnh phúc. Cuối cùng, có lúc họ sẽ nhận ra những thứ mà họ đang cố sức theo đuổi và giành giật lại dường như không phải là thứ giúp họ sống vui hơn.
Bản thân chú thường thấy mình thành công khi có được những-gì-mình-muốn. Còn hạnh phúc, chú lại chỉ thấy hạnh phúc khi cảm thấy mong muốn những-thứ-mình-cần. Hơi khó hiểu phải không?
Đó là cách của chú để có thể nhìn được mọi việc rõ hơn. Chỉ cần chú dừng lại và xem lại những mong ước mà mình đang theo đuổi…
Đến đây, người bác sĩ ngừng lại, im lặng, hình như ông muốn chàng trai tập trung hơn nữa vào câu chuyện của mình.
- Con người ta chẳng bao giờ biết thế nào là đủ – Ông nói tiếp – Một điều nữa là, chúng ta sẽ không bao giờ có thể có đủ mọi thứ mà mình muốn cả. Nói khác đi, những thứ mình muốn là những thứ nhiều lúc mình không thật sự cần đến. Ta chỉ muốn có chúng, thế thôi. Cũng giống như tiền bạc vậy. Khi một người muốn có tiền thì anh ta sẽ làm đủ mọi cách xoay ra tiền, để rồi thấy rằng nó chẳng giúp anh ta hạnh phúc hơn. Nhưng anh ta vẫn muốn có nhiều tiền hơn, vì anh ta hy vọng một ngày nào đó, tiền sẽ mang lại cho anh ta sự sung sướng.
- Vậy thì làm sao chú phân biệt được đâu là cái mình muốn và đâu là cái mình thật sự cần?
Vị bác sĩ dựa mình vào ghế và chậm rãi nói:
- Chỉ cần chú chịu bỏ ra một ít thời gian để xem xét và nhận ra điều gì thật sự làm cho mình cảm thấy vui vẻ. Thỉnh thoảng, chú ghi lại những mong muốn của mình và dần dần tìm cách phân tích chúng. Chú nghĩ về chúng trong những lần đi dạo bộ hay khi ở một mình tĩnh lặng. Cần nhất là phải lắng nghe được tiếng nói bên trong. Chú đã tự hỏi: “Liệu những thứ mà mình đang theo đuổi có thật sự cần thiết với mình không?”. Rồi thường là sau đó, chú tìm đủ lý do để có thể loại bớt một số mục tiêu.
Hồi còn nhỏ, chú có theo học một lớp trượt ván. Một hôm, chú thấy có hai thầy trò đang tập luyện ở sân trượt. Cậu học trò đang cố gắng thực hiện một cú nhảy từ trên cao, trong khi người thầy – đang đứng dưới đất – không ngừng hét lên: “Cẩn thận với mấy cái xe đang đậu ở kia đấy!... Coi chừng trúng phải cái xe màu xanh bây giờ! Cẩn thận đấy…”. Cháu có đoán được chuyện gì xảy ra với cậu học trò không?
Cậu ta luống cuống nhìn xuống và rơi sầm vào cái xe xanh đó! Lúc đó, thầy của chú liền quay qua nói với chú: “Em nhớ bài học này nhé: đừng bao giờ nhìn vào những nơi mà em không muốn đặt chân đến”.
Chàng trai hào hứng:
- Cháu hiểu rồi! Giống như là, đừng có quá tập trung vào những điều mình không cần đến. Như thế cuộc sống của chúng ta sẽ bớt bị áp lực hơn.
- Đúng vậy. Chúng ta sẽ cảm thấy ra sao nếu như cứ cố đâm đầu vào để đạt được một mục tiêu nào đó, rồi cuối cùng phát hiện ra là mình chẳng lúc nào cần đến cái mục tiêu “hàng đầu” đó cả.
- Dĩ nhiên là sẽ rất thất vọng. Thậm chí đâm ra nản lòng nữa, vì thấy mình thật phí công phí sức. Rõ ràng, chúng ta nên biết đâu là điểm dừng để mà nhìn lại.
- Không sai! Nếu chính mình mà cũng không dừng lại và ngẫm xem điều gì là tốt nhất cho bản thân thì còn ai có thể thay mình làm điều đó chứ! Thật đơn giản. Một khi đã quan tâm đúng mức đến bản thân mình thì chúng ta sẽ thấy mình trở nên quan trọng và có ý nghĩa, để từ đó, tự động viên mình hãy luôn cố gắng.
- Vậy, trong những lúc sự việc không xuôi theo ý mình, chú sẽ làm gì? Khi đó, chú quan tâm đến mình bằng cách nào?
- Chú sẽ nhìn thẳng vào sự không suôn sẻ đó, cho đến khi chú tìm được một vài điểm sáng của vấn đề. Cháu cũng có thể làm theo cách này đấy.
- Vâng, cháu sẽ thử. Nhưng… chỉ cần có thế thôi sao?
- Ồ không, đôi lúc chú cũng phải dùng đến phương châm “đơn giản hóa mọi việc”. Cuộc sống thật ra cũng không mấy phức tạp – nếu ta nghĩ được như thế. Và cháu sẽ thấy áp lực trong mình giảm đi rất nhiều. Chú thường bỏ bớt, bỏ bớt… cho đến khi nhìn ra được cốt lõi của vấn đề hay tìm được điều mình thật sự cần đến.
- Vậy phải làm gì để đơn giản hóa được cuộc sống hả chú?
Vị bác sĩ muốn chàng trai tự tìm lấy câu trả lời.
- Thế cháu nghĩ là cháu có thể làm gì để đừng phức tạp hóa cuộc sống của mình? – Ông nhìn chàng trai nheo mắt cười rồi đứng lên đi ra cửa – Cháu có hay chơi thể thao không? Hay lại không có thời giờ. Chú rất thích cảm giác khi di chuyển trên sân tennis.
- Chơi tennis ư? Thích thật!
- Ừ! Tác dụng của việc chơi thể thao cũng giống như tiếng cười vậy. Và đó cũng là một cách để quan tâm đến bản thân. Chơi thể thao là tốt cho cơ thể nhưng đồng thời, nó tác động tích cực đến tinh thần. Khi di chuyển trên sân và nhận ra việc quyết định đánh bóng theo hướng nào là quyền của mình, sẽ quyết định kết quả trận đấu, cháu sẽ thấy rất thú vị. Mình thủ thì đối phương tấn công, còn mình tấn công thì đối phương phải lui về phòng thủ. Cuộc sống cũng đơn giản vậy thôi. Chú thường chơi tennis với bạn bè, thỉnh thoảng còn đi bơi hay đá bóng nữa.
Anh mỉm cười:
- Chú năng động quá. À, cháu có một anh bạn khá thân. Cuộc sống của anh ta cũng không suôn sẻ gì lắm nhưng cách sống rất thú vị. Anh ta chủ tâm nhìn cuộc đời như một trò chơi. Mỗi sáng trước khi mở mắt, anh ta đưa tay quơ khắp xung quanh. Cháu cá là chú không thể đoán được tại sao anh ta làm vậy. Anh ta bảo để có thể an tâm là mình đang không nằm trong sáu mảnh ghép của quan tài, là ngày hôm đó của anh vẫn còn tốt chán!
Ông bật cười:
- Vậy có thể gọi “trò chơi cuộc đời” đó là một thái độ sống. Cách cháu nhìn cuộc đời quyết định cách cháu quan tâm bản thân. Mỗi người trông đợi một viễn cảnh khác nhau ở tương lai. Viễn cảnh đó có thể làm họ nản lòng hay hứng thú là tùy thuộc vào họ. Lựa chọn thái độ sống và ước mơ là quyền của mỗi người.
Với chú thì dường như chỉ có một lựa chọn cho cảm xúc: hoặc là yêu thương, hoặc là sợ hãi – chỉ được một mà thôi. Chú coi các trạng thái tâm lý còn lại đều chỉ là những hình thái khác của hai cảm xúc trên.
Anh hỏi:
- Thế còn sự lo lắng?
- Lo lắng chính là sợ hãi, vì những điều vượt ngoài tầm kiểm soát, những điều mà chúng ta không thể biết đến.
Những khi không dành đủ thời gian cho bản thân, chú lại không thể kiểm soát được cảm giác sợ hãi của mình. Còn với yêu thương, khi chú không cố kiểm soát hay cố giấu tình cảm thật thì chú lại thấy rất vui, và cảm thấy được quan tâm vì mình đã sống thật. Thật hạnh phúc cho những ai biết và dám sống thật.
Trước khi thực hiện một quyết định nào đó, chú đều dừng lại và tự hỏi: “Quyết định này là dựa trên yêu thương hay chỉ xuất phát từ sợ hãi?”
Bất cứ quyết định nào, nếu xuất phát từ sợ hãi, dù chú có ý thức được điều đó hay không, đều tạo ra những ảnh hưởng không tốt với chú.
Nghe đến đây, chàng trai trẻ thừa nhận cũng đã có lúc, những quyết định của anh là xuất phát từ cảm giác sợ hãi.
Ông nói tiếp:
- Mỗi khi đưa ra quyết định dựa trên yêu thương, không bị cảm giác sợ hãi chen vào, thì chú đều cảm thấy hài lòng, cho dù kết quả có như thế nào đi nữa.
Một cách nữa để áp dụng thành công nguyên tắc quan tâm đến bản thân là phải biết cho đi, bất cứ thứ gì, tiền bạc, thời gian, tình yêu chân thật…
Chàng trai không khỏi ngạc nhiên:
- Đó cũng là một cách quan tâm đến bản thân ư? Cháu nghĩ nó thuộc về khía cạnh khác.
- Là một. Bởi vì, khi một người còn có thể cho đi thì chứng tỏ người đó không phải sợ gì nữa cả – anh ta cảm thấy mình lúc nào cũng sung túc, giàu có và có thể sẻ chia.
Có những lúc bị cảm giác sợ hãi  xâm chiếm, chú vẫn cố gắng cư xử theo tiếng gọi của tình cảm. Thế là nỗi lo sợ ấy biến mất.
Lắng nghe vị bác sĩ nói, nhìn vào phong thái tự tin của ông, chàng trai tự hỏi không biết liệu mình có thể học được cách chăm sóc và quan tâm đến bản thân hay không. Như hiểu được nỗi lo lắng của anh, ông lên tiếng:
- Chú sẽ kể cho cháu một câu chuyện có thật. Chuyện này xảy ra với người láng giềng của chú, khi ông ấy còn trẻ. Hồi đó, ông ấy băn khoăn không biết liệu có nên chấp nhận đến làm việc cho một công ty lớn ở thành phố hay không. Ông ấy bèn tới hỏi ý kiến một người mà ông rất kính trọng.
Lời khuyên mà ông ấy nhận được là: “Hãy lên thành phố một mình bằng xe lửa và không mang theo bất cứ thứ gì để đọc hay viết. Nhớ là phải đăng ký một phòng riêng biệt để không ai có thể quấy rầy. Đến bữa ăn cũng đừng ra ngoài mà hãy yêu cầu người phục vụ mang thức ăn tới. Chỉ thế thôi”.
Người bạn láng giềng của chú tỏ ra nghi ngờ lời khuyên này, nhưng ông ấy vẫn làm theo. Sau vài ngày đi đường, ông đâm chán việc chỉ ngồi thừ ra ngắm cảnh qua ô cửa. Theo cháu thì ông ta sẽ làm gì tiếp theo?
- Chắc ông ấy sẽ bắt đầu suy nghĩ về việc gì đó.
- Buộc phải thế thôi! Vậy là ông ấy đã thật sự có một khoảng dừng để nhìn lại mình. Câu trả lời dần trở nên rõ ràng. Và ông quyết định sẽ nhận công việc đó. Ông không có gì phải hối hận và nhờ thế, ông làm việc rất tốt và thành công.
- Câu trả lời lúc nào cũng nằm sẵn trong bản thân mình, phải không chú?
- Đúng đấy. Người đã chỉ cho ông bạn của chú cách tự khám phá câu trả lời hẳn cũng biết điều này. Khi ông bạn láng giềng của chú dừng lại và chịu lắng nghe bản thân, đó là lúc ông ấy đang tự quan tâm đến mình. Rồi từ đó, ông có thể quan tâm hơn đến gia đình và những người chung quanh.
Những điều này hoàn toàn đúng với tất cả chúng ta. Mỗi người luôn biết được điều gì là tốt cho mình. Chỉ cần đừng cuống lên là chúng ta có thể nhận ra ngay.
Còn giờ thì cháu có đoán được lời khuyên chú muốn dành cho cháu là gì không?
Chàng trai đứng lên cười và nói:
- Cháu đang khỏe nên không có lý do gì mà nhập viện để được yên tĩnh suy nghĩ. Chắc cháu phải làm một chuyến đi xa trên xe lửa một mình…
Nguồn: Phút nhìn lại mình  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

Phần 1: Quan tâm đến bản thân

Đã một tuần trôi qua kể từ ngày trò chuyện với ông bác sĩ, nhưng chàng trai trẻ vẫn cảm thấy chưa hoàn toàn thoải mái. Anh cứ nghĩ đi nghĩ lại về những điều được biết sau cuộc trò chuyện đó. Chỉ là vấn đề dành một phút quan tâm bản thân thôi, nhưng để đi đến hành động thì không dễ chút nào.
Anh vẫn chưa làm được gì cho mình cả.
“Có lẽ tại mình chưa thật sự tin vào hiệu quả của nó – Anh tự biện hộ trong khi đang lái xe – Cũng có thể nó đòi hỏi mình phải nghiêm khắc với bản thân hơn nữa”.
Việc thay đổi không dễ như anh tưởng. Phải thừa nhận là anh khá dị ứng với những gì không ổn định. Nhưng anh cũng biết là để được vui vẻ và hạnh phúc hơn, anh cần phải làm một điều gì đó chứ không phải là chỉ ngồi im chờ đợi.
“Bây giờ mình cần phải làm gì đây? Để xem nào… – Anh với tay tắt chiếc tivi, miệng lẩm bẩm – Có lẽ cái tivi này đã lấy mất của mình nhiều thời gian và làm mình phân tâm quá”.
Anh cố tập trung vào tay lái nhưng đầu vẫn mãi nghĩ đến những điều ông bác sĩ đã nói.
Vì một vài lý do nào đó mà ông ấy đã phải học cách…
Nguồn: Phút nhìn lại mình  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

Quan tâm đến bản thân
Khi gặp khó khăn hãy đơn giản hóa mọi việc, và bình tĩnh, nhìn thẳng vào bản chất của vấn đề. Bạn sẽ tìm ra cách giải quyết.

Việc ông ấy làm là dần loại bỏ những điều rườm rà quanh vấn đề, cho đến khi sự việc trở nên thật đơn giản và từ đó, bản chất thật của nó sẽ hiện ra. Nhưng, anh cho rằng các vấn đề trong cuộc sống phức tạp hơn nhiều và không dễ gì nhìn thấu ngay được cốt lõi của sự việc. Giống như cuộc sống của anh hiện nay, lúc nào cũng đầy rắc rối, khó khăn. Phương châm “đơn giản hóa mọi việc” của ông bác sĩ có vẻ như chẳng mấy phù hợp với anh.
Chàng trai tiếp tục nghĩ lại những lời của ông.
…Giữa những điều muốn và cần luôn có một sự cách biệt. Anh phải nhìn ra được sự cách biệt này. Giống như khoảng cách giữa những say mê ảo tưởng và niềm vui đời thường…
…Rồi còn nhiều điều khác mà ông ấy đã nói đến, để có thể hạnh phúc hơn.
Nhưng tất cả lại không dễ thực hiện. “Vậy thì cuối cùng, ý tưởng nào là đơn giản nhất để mình có thể áp dụng được ngay?” – Anh tự hỏi.
Vừa lúc đó, xe anh chạy đến một ngã tư và gặp đèn đỏ. “Phải dừng lại. Đúng rồi! – Chàng trai tự cười với mình – Thật dễ, chỉ cần dừng lại, nhìn nhận và lắng nghe! Dừng một phút – tự hỏi bản thân làm cách nào để có thể tự chăm sóc – rồi im lặng lắng nghe tiếng nói bên trong. Những điều đó mình có thể thực hiện được ngay lúc này”.
Anh quay nhìn ra phía sau và thấy không có nhiều xe. Như vậy, anh có thể an tâm sử dụng hết một phút cho mình. “Bây giờ, có cách nào tốt nhất để mình tự chăm sóc không?” – Anh im lặng và chờ bên trong mình lên tiếng trả lời.
Lúc đó, hình ảnh chiếc kính chiếu hậu bụi bặm đập vào mắt anh. Cái kính đó thật bẩn. Anh khẽ cau mày: “Chắc phải đưa cái xe này ra tiệm rửa thôi!”.
Nghĩ đến việc lái một chiếc xe sạch sẽ, sáng bóng, anh chợt cảm thấy thích thú. Bây giờ thì chiếc xe của anh đang bị bụi bẩn và bùn bám đầy, bên trong cốp xe, đồ đạc bị vứt lộn xộn và trông thật nhếch nhác. Dường như, tình trạng chiếc xe đã ảnh hưởng đến tâm trạng của chủ nó, tự nhiên, anh cũng cảm thấy mình không được quan tâm và quá ư là bừa bộn. Nhưng, đành phải thế thôi, anh bận quá, chẳng lấy đâu ra thời gian để đi rửa xe. 
Mà hình như anh đã định đem xe đi rửa mấy lần rồi thì phải – ít nhất anh cũng muốn chùi sơ qua bên ngoài. Nhưng rồi hết làm việc này đến lo việc khác, anh lờ đi chuyện mang xe ra tiệm rửa.
“Ồ! Mình đã bỏ qua một cơ hội để được vui vẻ hơn rồi!” – Vừa nhủ, anh vừa lấy khăn giấy lau chiếc kính chiếu hậu. Nó cũng còn sáng lắm.
Lúc này, anh đã biết rõ mình cần phải làm gì. Chỉ có điều, anh tự trách, sao mình không làm điều đó sớm hơn.
Rồi anh cũng dành được chút thời gian để đưa chiếc xe đến tiệm rửa xe. Chiếc xe được rửa sạch sẽ, bóng lộn như mới. Bình nước ắc-qui cũng được châm đầy. Anh gọi điện về nhà báo cho gia đình biết là mình sẽ về trễ một chút.
Đến lúc thanh toán, chàng trai mới biết tiệm rửa xe này không chấp nhận thanh toán thẻ, họ yêu cầu trả bằng tiền mặt. Nếu là vài ngày trước chắc hẳn anh đã rất bực mình – cả ngày làm việc mệt mỏi, giờ lại gặp phải rắc rối này nữa. Mà sao người ta lại từ chối loại thẻ thanh toán uy tín bậc nhất này của anh cơ chứ.
Nhưng hôm nay anh không hề cảm thấy bực bội gì cả. Anh đang vui vì mình đã làm được một việc cho bản thân. Bên cạnh đó, anh thấy cũng chẳng thể phàn nàn gì về chất lượng dịch vụ ở đây, họ làm việc thật chu đáo và cẩn thận. Không nhận thanh toán bằng thẻ vì đây là tiệm rửa xe nhỏ chứ có phải là siêu thị đâu. Anh vui vẻ rút tiền mặt ra trả rồi thanh thản về nhà.
“Ngạc nhiên thật, chỉ bỏ thời gian ra rửa xe thôi mà lại giúp tâm trạng mình thay đổi –  Chàng trai tự nhủ, không quên đưa mắt nhìn chiếc kính chiếu hậu bóng loáng – Nhìn sự việc khác đi một chút mà lại cảm thấy bản thân mình được chăm sóc. Lạ thật!”.
Những gì xảy ra tiếp theo cũng khác với mọi ngày. Bình thường, khi về đến nhà, dù mệt hay không thì anh cũng chỉ muốn kiếm thứ gì đó ăn qua loa rồi nằm xoài ra xem tivi. Nhưng hôm nay, anh quyết định sẽ làm khác. Anh sẽ đọc một cuốn sách nói về cách giải tỏa stress. Lâu lắm rồi anh không đụng đến sách vở nên chỉ đọc được một lúc, anh đã cảm thấy buồn ngủ. Anh liền bỏ quyển sách xuống và xem tivi với mọi người trong gia đình. Cũng thoải mái, nhưng không thú vị mấy.
Qua tối hôm sau thì anh đọc xong quyển sách. Anh thấy những phương pháp mà quyển sách chỉ ra quá đơn giản, đơn giản đến mức anh đâm ra nghi ngờ. “Nhưng cứ thử thực hiện xem sao” – Anh tự nhủ.
Đêm kế tiếp, anh tìm cho mình một nơi yên tĩnh trong nhà và đặt một chiếc ghế bành ở đó. Ngồi vào ghế, hai chân duỗi thoải mái, cơ thể hoàn toàn thả lỏng, chàng trai nhắm mắt lại và cố gắng điều khiển hơi thở của mình. Một lúc sau, nhịp thở của anh trở nên sâu và đều đặn hơn.
Sau đó, anh bắt đầu nhẩm đi nhẩm lại trong đầu một con số duy nhất: 01. Anh cố điều khiển tâm trí mình, không để bất kỳ ý nghĩ nào khác xâm chiếm. Dần dần, anh chìm vào trạng thái thư giãn. Khi có một luồng suy nghĩ mới xen ngang, anh nhẹ nhàng thoát khỏi nó, chỉ bằng việc lặp lại nhiều lần số 01. Cứ thế, anh duy trì bài tập đó trong hai mươi phút.
Thời gian đầu, anh không nhận ra chút tác dụng nào của những buổi luyện tập. Mà thật ra thì anh cũng không trông mong là sẽ thu được kết quả gì. Nhưng anh vẫn cố gắng duy trì việc này vào mỗi buổi sáng, trước khi đi làm và buổi tối, trước khi đi ngủ. Rồi dần dần, anh thấy đầu óc mình hình như không còn nặng nề như xưa nữa. Rõ ràng, bài tập đã có tác động đến anh. Dù không nhận thức rõ nó có tác động ra sao, vào lúc nào, nhưng anh biết là nó có hiệu quả. Cổ và vai anh không còn bị căng và mỏi sau mỗi ngày làm việc nữa. Áp lực cuộc sống cũng dường như trở nên nhẹ hơn.
Khám phá mới này khiến anh rất hào hứng, anh quyết định đọc lại cuốn sách. Lần này, anh nghiên cứu sâu và kỹ hơn nội dung những phương pháp thư giãn. Rồi anh thực hành một cách khoa học, bài bản hơn. Và dĩ nhiên, hiệu quả của bài tập cũng thấy rõ hơn: anh hoàn toàn thanh thản và được giải thoát khỏi những áp lực.
Sau một thời gian dài luyện tập, phương pháp thư giãn này đã trở thành thói quen của anh.
Tuần tiếp theo, anh phải thực hiện một chuyến công tác quan trọng đến nhiều nơi và vì thế, anh phải di chuyển liên tục. Đi cùng anh có hai người cộng sự. Bất ngờ, chuyến bay đầu tiên đi từ thành phố của họ bị hoãn lại đến hai tiếng đồng hồ. Và vì thế, máy bay phải hạ cánh vào lúc 2 giờ khuya.
Mọi người đều biết được tính chất đặc biệt quan trọng của cuộc họp sáng ngày mai nên rất lo lắng. Cần phải đến khách sạn sớm để có thời gian nghỉ ngơi và ngủ. Nhưng rồi, máy bay của họ lại phải nhường đường đáp cho một máy bay khác nên đã phải chuyển hướng và hạ cánh xuống một phi trường cách điểm đến cả hàng trăm dặm.
Vậy là ba người lại phải tiếp tục ngồi trong taxi. Phải mất hơn ba tiếng họ mới tới được khách sạn. May mắn thì họ có thể chợp mắt được một vài phút trước cuộc họp.
Chàng trai thấy mình hoàn toàn kiệt sức. Phải làm một cái gì đó để lấy lại tinh thần. Ngồi trên taxi, anh không khỏi tức giận khi nghĩ đến những tình huống oái oăm đã xảy ra. Nếu chuyến bay đúng giờ thì có lẽ sẽ tránh được sương mù. Hoặc giả máy bay không cần phải nhường đường đáp thì họ cũng đã thoát khỏi cảnh phải ngồi trên xe đến mấy tiếng đồng hồ.
Sự mệt mỏi xâm chiếm lấy anh. Anh lo lắng nghĩ: “Làm sao mình có thể tham gia cuộc họp quan trọng ngày mai với tình trạng như thế này? Phải làm gì đây?”.
Anh buộc mình tập trung hơn. Bỏ qua hết mọi suy nghĩ lung tung, anh bắt đầu tự hỏi: “Liệu có cách nào tốt hơn để tự giúp mình không? Mà trong hoàn cảnh này thì chắc cũng chẳng làm được gì nhiều. Mình thay đổi gì được đây?”.
“Những suy nghĩ của mình…” – Anh thoáng nhận ra. Rõ ràng là anh đang tự làm rối mình bằng những suy nghĩ bực dọc. Lập tức, anh quyết định thay đổi cách nhìn nhận tình huống và thái độ của mình. Không nên để thời gian ngồi trên taxi trở thành một khoảng thời gian phí phạm. Biết đâu nhờ đổi sân đáp mà máy bay anh tránh được một vụ va chạm nguy hiểm, và dĩ nhiên, so với việc bị tai nạn thì việc phí thời gian ngồi trên taxi còn dễ chịu hơn. Anh thôi không bực mình nữa.
Anh chợt nhớ đến lời ông bác sĩ. Theo ông ấy, nếu chỉ trong một phút, để có thể thay đổi – gần như mọi việc thì anh cần phải:
Với phút nhìn lại mình, bạn sẽ nhận ra, và điều chỉnh hoặc thay đổi thái độ,cách nhìn.
Nguồn: Phút nhìn lại mình  - First News và NXB Tổng hợp TPHCM